Điểm danh 5 nguyên nhân gây chứng tiểu ít ai cũng cần biết
Lượng nước tiểu trung bình trong 24 giờ của người trưởng thành là khoảng 800-2000ml chia thành 2-4 lần đi tiểu. Tiểu ít do bệnh lý là khi bạn nhận thấy lượng nước tiểu giảm so với thường ngày nhưng số lần đi tiểu lại có xu hướng tăng lên. Dưới đây là một số bệnh lý tiêu biểu gây hiện tượng tiểu ít, tiểu rắt mà bạn cần biết.
Nhiễm trùng đường niệu gây tiểu ít
Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân chính gây hiện tượng tiểu ít, tiểu khó,... hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ giới. Sự nhiễm trùng có thể xảy ra với bất kỳ bộ phận nào của hệ bài tiết như thận, niệu quản, niệu đạo,... Các ổ nhiễm khuẩn gây sưng viêm và làm cản trở quá trình đào thải nước tiểu.
Tiểu ít, tiểu khó và đau vùng bụng dưới là những triệu chứng điển hình khi bạn bị nhiễm khuẩn tiết niệu. Bên cạnh đó, tổ chức viêm có thể phá hủy lớp mô và mạch máu khiến hồng cầu thoát ra ngoài gây ra hiện tượng đái ra máu (nước tiểu có màu đỏ).
Tiểu ít, tiểu rắt do hệ tiết niệu bị nhiễm khuẩn
Tiểu ít do tắc nghẽn đường niệu
Có nhiều yếu tố gây ra sự tắc nghẽn và làm gián đoạn quá trình lưu thông của dòng tiểu. Thường gặp nhất là tình trạng hẹp, tắc niệu đạo và bàng quang do sỏi. Tắc nghẽn đường dẫn làm dòng tiểu yếu, tiểu ít hơn bình thường và có cảm giác tiểu không hết. Đó là do bàng quang không được làm trống hoàn toàn.
Bên cạnh tiểu ít, người bệnh có thể cảm thấy đau rát khi đi tiểu và đôi khi không tự chủ được. Bởi sự tắc nghẽn có thể dẫn đến việc bàng quang tăng cường co bóp làm rò rỉ nước tiểu ra ngoài. Một số nguyên nhân khác có thể gây ra tắc nghẽn như: Khối u, sa bàng quang, có các túi thừa bàng quang, phẫu thuật,...
Viêm bàng quang dẫn đến tiểu ít
Vi khuẩn có thể theo dòng tiểu di chuyển lên trên và gây viêm tại bàng quang. Quá trình viêm làm tổn thương các mô và gây rối loạn chức năng của bàng quang. Ban đầu diễn biến bệnh khá thầm lặng nhưng các triệu chứng ngày càng rầm rộ hơn qua từng năm. Người bệnh có cảm giác căng tức vùng trên xương mu, thường đi tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần lại tiểu ít, tiểu lắt nhắt.
Tiểu ít do bệnh lý tuyến tiền liệt
Ở nam giới, các bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt là nguyên nhân hàng đầu gây tiểu ít, tiểu rắt. Đó có thể là phì đại, viêm hoặc ung thư tuyến tiền liệt. Do tuyến tiền liệt nằm ngay sát với cổ bàng quang, bao quanh niệu đạo nên khi bị phì đại nó sẽ chèn ép vào đường dẫn tiểu.
Đối với trường hợp tăng sản tuyến tiền liệt lành tính, người bệnh thường chỉ thấy tức nặng vùng bụng dưới, khó bắt đầu đi tiểu, tiểu ít,... Còn khi bị viêm hoặc ung thư thì có kèm theo đau bụng, buốt rát khi đi tiểu và đôi khi tiểu ra máu.
Các nguyên nhân khác gây tiểu ít
Tiểu ít, tiểu rắt, dòng nước tiểu yếu còn do một số bệnh lý hiếm gặp hơn. Chẳng hạn như xuất hiện khối u ở vùng chậu, yếu cơ bàng quang, dị tật đường niệu hoặc gặp các vấn đề về thần kinh,...
Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt gây tiểu ít
Chứng tiểu ít có nguy hiểm không?
Mặc dù có tiến triển khá thầm lặng nhưng tiểu ít, tiểu rắt lại tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đối với sức khỏe. Nếu không được xác định và điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng phức tạp.
Bí tiểu cấp tính
Sỏi, các ổ viêm hoặc sự phì đại có thể làm tắc nghẽn hoàn toàn dòng chảy của nước tiểu. Khi đó sẽ gây ra biến chứng bí tiểu cấp tính. Người bệnh cảm thấy cần phải đi tiểu ngay lập tức nhưng lại không thể. Sự ứ đọng nước tiểu gây căng tức ở bàng quang và đau bụng dữ dội.
Bí tiểu là tình trạng nghiêm trọng hơn tiểu ít, có thể kèm theo viêm nhiễm tại bàng quang và tiềm ẩn nguy cơ đe dọa tính mạng. Người bệnh bị bí tiểu cấp tính cần được can thiệp y tế ngay lập tức.
Tiểu không tự chủ
Tiểu ít, tiểu không hết lâu ngày có thể dẫn đến hiện tượng tiểu không tự chủ. Khi không được làm rỗng hoàn toàn, bàng quang sẽ tăng cường hoạt động để đẩy nước tiểu ra ngoài. Tuy nhiên đôi khi bàng quang đầy và cơ trơn mất khả năng co thắt sẽ gây ra tiểu són, không tự chủ.
Việc này làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Đồng thời, tiểu són sẽ tạo môi trường để vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm tiết niệu.
Lan tỏa nhiễm khuẩn
Từ một tổ chức bị viêm, vi khuẩn có thể theo dòng tiểu và gây tổn thương tại các cơ quan khác. Ví dụ như viêm đài bể thận, viêm niệu quản, bàng quang,... Ngoài ra, tiểu ít, tiểu nhiều lần cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Điều này gây nhiều khó khăn cho quá trình điều trị.
Suy giảm chức năng thận
Tiểu ít, tiểu rắt làm ứ đọng, cản trở quá trình bài tiết và gây áp lực lên thận. Lâu dần có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận và nặng hơn là suy thận. Người bệnh rất dễ bị phù tại các chi, tích tụ nhiều độc tố và tăng huyết áp. Biến chứng suy thận là một trong những hậu quả nguy hiểm của triệu chứng tiểu ít.
Tiểu ít lâu ngày làm vi khuẩn dễ xâm nhập vào hệ tiết niệu
Phương pháp điều trị tiểu ít, tiểu rắt
Tiểu ít, tiểu lắt nhắt không chỉ ảnh hưởng đến đời sống thường ngày mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Do đó bạn cần trang bị các biện pháp điều trị phù hợp và hiệu quả ngay lập tức.
Cách cải thiện tiểu ít tại nhà
Nếu phát hiện sớm, bạn hoàn toàn có thể cải thiện được tình trạng tiểu ít bằng các biện pháp đơn giản dưới đây:
Chế độ ăn uống lành mạnh: Bên cạnh việc tìm kiếm cách điều trị tiểu ít thì việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh là điều bạn nên làm. Lời khuyên dành cho bạn đó là: Hạn chế thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ và bia rượu, đồng thời hãy ăn thêm rau xanh, hoa quả, các loại hạt ngũ cốc nguyên cám và uống đủ nước. Điều này giúp giảm các yếu tố tấn công và tăng cường khả năng phục hồi của hệ tiết niệu.
Thường xuyên luyện tập thể thao: Theo các chuyên gia, việc luyện tập thể thao mỗi ngày với cường độ vừa sức giúp nâng cao sức khỏe tổng thể rất tốt. Đặc biệt là những bài tập tăng cường sức khỏe cơ sàn chậu (nhóm cơ nâng đỡ tuyến tiền liệt) cho hiệu quả cải thiện chứng tiểu ít rất tốt ở những người bị phì đại tiền liệt tuyến. Theo đó, các bài tập này giúp thư giãn cơ, làm giảm áp lực lên bàng quang và niệu đạo, từ đó giúp quá trình đào thải nước tiểu trở nên dễ dàng hơn.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, người bệnh cần đảm bảo vùng kín luôn sạch sẽ. Bạn có thể sử dụng các dung dịch vệ sinh có khả năng sát khuẩn nhẹ.
Sử dụng thảo dược tự nhiên: Trong tự nhiên có rất nhiều cây thuốc có lợi cho đường niệu mà ông cha ta đã sử dụng ở nhiều bài thuốc dân gian. Bạn có thể lựa chọn những thảo dược với tác dụng chống viêm, chống oxy hóa như: Nụ tam thất, dành dành, bòng bong,... Hoặc loại thảo dược có khả năng ức chế sự phát triển của khối u như cây trinh nữ hoàng cung.
Trinh nữ hoàng cung là một vị thuốc được đánh giá cao trong việc điều trị tiểu ít, tiểu rắt. Nhiều công trình khoa học tìm ra trong trinh nữ hoàng cung có chứa alkaloid, crinafoline và crinafolidine. Chúng có tác dụng sát khuẩn, làm tiêu khối u và chống oxy hóa. Từ đó hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt rất tốt, cải thiện tình trạng tiểu ít hiệu quả. Việc kết hợp đồng thời cây trinh nữ hoàng cung với nụ tam thất, bòng bong, dành dành, hoàng cầm cho thấy hiệu quả làm thông đường tiểu rõ rệt.
Sử dụng trinh nữ hoàng cung để cải thiện chứng tiểu ít
>>> XEM THÊM: Cách chữa đau khi đi tiểu ở nam giới.
Các thuốc điều trị chứng tiểu ít
Tùy vào từng nguyên nhân gây tiểu ít và các triệu chứng đi kèm mà thuốc sử dụng cần khác nhau và linh hoạt. Bạn nên đi khám bác sĩ để có giải pháp điều trị phù hợp.
- Nếu do nhiễm khuẩn đường niệu, bạn có thể được kê thuốc kháng sinh như: Cephalexin, penicillin, cefuroxim, azithromycin, erythromycin,...
- Nếu nguyên nhân tắc nghẽn do sỏi, bạn có thể được kê thêm các thuốc giảm đau (paracetamol, meloxicam, diclofenac,...) và áp dụng kỹ thuật tán sỏi nếu kích thước sỏi to.
- Ngoài ra, trong trường hợp bị tiểu ít do phì đại tiền liệt tuyến, bạn có thể được kê thuốc giãn cơ cổ bàng quang (alfuzosin, terazosin,...) và thuốc ức chế enzym 5 - alpha reductase (dutasteride, finasteride).
Phẫu thuật làm thông đường tiểu
Nếu như các biện pháp điều trị bằng thuốc không đạt được hiệu quả, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phẫu thuật cho bạn. Tùy vào từng nguyên nhân, các phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định là khác nhau, cụ thể:
- Sỏi tiết niệu: Mổ lấy sỏi, tán sỏi qua đường niệu đạo.
- Phì đại tiền liệt tuyến: Mổ nội soi bằng tia laser, phẫu thuật mở cắt bỏ khối u, đặt ống thông đường tiểu,...
Như vậy, tiểu ít, tiểu lắt nhắt cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Hãy sử dụng các thảo dược tự nhiên và thay đổi lối sống để có thể kiểm soát tốt hơn tình trạng tiểu rắt. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chứng tiểu ít cũng như các bệnh lý hệ tiết niệu, bạn đọc vui lòng để lại bình luận dưới bài viết này để được chúng tôi thư vấn thêm nhé!
Tài liệu tham khảo
https://www.healthline.com/health/urine-bloody
https://www.niddk.nih.gov/health-information/urologic-diseases/urinary-retention/symptoms-causes