Tổng hợp 10+ cách chữa đái dắt nhanh chóng và hiệu quả nhất

Đái dắt là tình trạng đi tiểu thường xuyên, nhiều lần trong ngày. Tình trạng này gây khó chịu, bất tiện và làm đảo lộn cuộc sống người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới bạn 10+ cách chữa đái dắt hiệu quả và nhanh chóng nhất để chấm dứt tình trạng này.

Cách chữa đái dắt theo Tây y

Đái dắt gây ra bởi nhiều nguyên nhân như: Nhiễm trùng, bệnh nội tiết, khối u, stress, căng thẳng tinh thần, mang thai,... Tùy thuộc vào chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể đề xuất bạn những cách chữa đái dắt như sau:

Sử dụng thuốc

Phương pháp này chủ yếu được sử dụng để điều trị chứng đái dắt gây ra bởi các bệnh lý nhiễm trùng, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang,... Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ tiến hành kê toa thuốc kháng sinh, chống viêm và những loại thuốc khác cho phù hợp. 

Bên cạnh đó, phương pháp sử dụng thuốc cũng sẽ được chỉ định riêng cho từng người bệnh. Với tình trạng viêm nhiễm nhẹ, người bệnh có thể sử dụng thuốc theo đường uống. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, thuốc có thể được đưa trực tiếp vào cơ thể bằng nhiều cách khác.

chua-dai-dat-bang-thuoc-tay-y-chi-nen-dung-trong-thoi-gian-ngan-vi-nhieu-tac-dung-phu.webp

Chữa đái dắt bằng thuốc tây y chỉ nên dùng trong thời gian ngắn vì nhiều tác dụng phụ

Vật lý trị liệu 

Đây là cách chữa đái dắt được áp dụng với phụ nữ tiểu dắt trong quá trình mang thai hoặc trẻ em và người lớn không thể kiểm soát được hoạt động của bàng quang. Trong đó, một số bài tập vật lý trị liệu thông dụng có thể kể tới là:

  • Bài tập Kegel: Bác sĩ có thể đề xuất bài tập Kegel để giúp bạn kiểm soát bàng quang hiệu quả hơn. Bài tập này chú trọng vào việc phát triển tăng cường các cơ xung quanh bàng quang và niệu đạo. Từ đó giúp cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang, giảm tình trạng đái dắt nhiều lần trong ngày. 
  • Ghi chép và điều chỉnh tần suất đi vệ sinh: Với cách chữa đái dắt này, bạn cần ghi chép lại nhật ký sử dụng nhà vệ sinh. Dựa trên nhật ký này, bạn có thể xác định tần suất đi vệ sinh của mình. Sau đó, hãy thêm khoảng 15 phút vào những thời điểm này.

Ví dụ, nếu bạn đang đi vệ sinh mỗi 1 giờ/ lần thì hãy chuyển sang đi vệ sinh mỗi 1 giờ 15 phút/lần. Tuân thủ theo lịch trình này kể cả khi bạn có muốn tiểu hay không. Tăng dần khoảng thời gian đi vệ sinh để kiểm soát dần tình trạng đái dắt.

  • Đi tiểu chậm hơn: Nếu bạn muốn đi tiểu, hãy chờ thêm ít nhất khoảng 5 phút hoặc lâu hơn. Tăng dần thời gian nhịn đi tiểu cho tới khi bạn không cần đi vệ sinh trong khoảng 3-4 giờ (mức thông thường).

cach-chua-dai-dat-bang-bai-tap-kegel.webp

Cách chữa đái dắt bằng bài tập Kegel

Phản hồi sinh học

Mục tiêu của phương pháp phản hồi sinh học khá tương tự như phương pháp vật lý trị liệu. Với cách chữa đái dắt này, bạn sẽ được học cách điều khiển các cơ vùng chậu. Như vậy nếu gặp phải tình trạng đái dắt, cơ thể bạn sẽ tự động kiểm soát khu vực bàng quang, niệu đạo và hạn chế quá trình đái dắt diễn ra.

Phẫu thuật

Phương pháp này được sử dụng với người bị đái dắt bởi bệnh lý nghiêm trọng như ung thư, các khối u,... Lúc này, những cách chữa đái dắt phía trên hầu như không có tác dụng với người bệnh. Phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh nhưng có thể gây ảnh hưởng tới một số chức năng của cơ thể. 

Cách chữa đái dắt theo Đông y

Ngoài những cách chữa đái dắt theo y học hiện đại trên, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm một số bài thuốc Đông y. Tuy nhiên bạn cần tuân thủ theo chỉ định, hướng dẫn từ thầy thuốc chứ không nên tự mua và sắc thuốc uống.

Bài thuốc 1

  • Bồ công anh 20g.
  • Mã đề 16g.
  • Thài lài tía, râu ngô, cam thảo dây, chi tử, rau má, mộc thông, cam thảo dây mỗi loại 12g.

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 2

  • Lá tre 16g.
  • Sinh địa, hoàng cầm, mộc thông mỗi loại 12g.
  • Cam thảo, đăng tâm mỗi loại 6g.

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 3

  • Sa tiền 16g.
  • Hoàng bá, phục linh, hoàng liên, rễ cỏ tranh mỗi loại 12g.
  • Trư linh, hoạt thạch, mộc thông, bán hạ chế mỗi loại 8g.

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 4

  • Kim ngân hoa 20g.
  • Tỳ giải, sa tiền mỗi loại 16g.
  • Thục địa, sa sâm, thạch hộc, hoàng bá, ngưu tất mỗi loại 12g.

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 5

  • Thục địa, hoàng bá, hoài sơn mỗi loại 12g.
  • Sơn thù, đan bì, trạch tả, phục linh, tri mẫu mỗi loại 8g.

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Nếu gặp tình trạng đái són, tiểu tiện nhiều, mệt mỏi, hoa mắt, bổ sung thêm đẳng sâm 16g, bạch truật, hoàng kỳ mỗi loại 12g và bỏ tri mẫu, hoàng bá.

Nếu gặp trình trạng đau mỏi lưng, chân tay lạnh, bổ sung thêm thỏ ty tử, ba kích mỗi loại 12g, phụ tử chế 8g, nhục quế 4g và bỏ tri mẫu, hoàng bá.

ket-hop-cach-chua-dai-dat-bang-tay-y-va-cac-bai-thuoc-dong-y.webp

Có thể kết hợp cách chữa đái dắt bằng Tây y và các bài thuốc Đông y

Lưu ý: Cách chữa đái dắt bằng những bài thuốc Đông y này chỉ mang tính chất tham khảo. Khi gặp triệu chứng đái dắt, bạn cần đi khám để được thầy thuốc chẩn đoán và đưa ra bài thuốc phù hợp nhất.

Cách chữa đái dắt theo dân gian

Một số loại thảo dược được lưu truyền trong dân gian về công dụng của chúng đối với tình trạng đái dắt. Những thảo dược này đã được nhiều người sử dụng và kiểm nghiệm hiệu quả trong chữa trị bệnh đái dắt, tiểu rắt. Bạn có thể tham khảo cách chữa đái dắt bằng một số thảo dược dưới đây:

Cách chữa đái dắt bằng bí xanh

Bí xanh hay bí đao là một loại quả có tính thanh nhiệt, giải độc, tiêu phù thũng, lợi tiểu. Trong bí xanh chứa nhiều nước, chất xơ, vitamin cùng nhiều loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Chính vì vậy loại quả này thường được sử dụng để điều trị tình trạng đái dắt, đái buốt do nhiễm trùng rất hiệu quả.

Một số cách chữa đái dắt bằng bí xanh mà bạn có thể áp dụng là:

Cách 1: Dùng trực tiếp

Bạn có thể ăn sống bí xanh mà không cần qua bước chế biến nào. Chỉ cần sơ chế bí xanh theo các bước sau là bạn có thể sử dụng ngay: Gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch bằng nước và cắt theo khúc vừa ăn.

Cách 2: Nước ép bí xanh

Bạn có thể dùng nước ép bí xanh để chữa chứng đái dắt mà không làm thay đổi hiệu quả. Cách làm tương tự như các loại hoa quả khác: Bí xanh gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch và cắt thành từng khúc nhỏ. Bỏ bí đã sơ chế vào máy ép và sử dụng nước bí như những loại thức uống thông thường khác. 

Cách 3: Luộc bí xanh

Ngoài 2 cách chữa đái dắt trên, bạn có thể luộc bí xanh để sử dụng thay cho các loại rau hằng ngày. Phần nước luộc có thể dùng uống thay cho nước lọc.

Kiên trì sử dụng bí xanh từ 5-7 ngày, bạn có thể nhận thấy sự thay đổi tích cực của triệu chứng bệnh. 

cach-chua-dai-dat-bang-bi-xanh.webp

Cách chữa đái dắt bằng bí xanh đơn giản, dễ thực hiện tại nhà

Cách chữa đái dắt bằng bột sắn dây

Củ sắn dây có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc và thông đường tiết niệu. Vì vậy loại củ này thường được sử dụng trong điều trị chứng đái dắt.

Cách dùng: Củ sắn dây cạo vỏ, thái miếng mỏng và đem phơi khô. Sau đó mang sắn dây khô đi sấy và xay, nghiền thành bột mịn. Sử dụng khoảng 15g bột mịn pha với nước sôi để nguội hoặc đun với nước nóng, uống hằng ngày để đạt hiệu quả điều trị. 

Cách chữa đái dắt bằng râu ngô

Râu ngô có tính bình, vị ngọt với khả năng thanh nhiệt giải độc và lợi tiểu. Vì vậy dược liệu này thường được dùng trong điều trị bệnh lý về tiết niệu với triệu chứng như đái dắt, đái buốt,...

Bạn có thể sử dụng râu ngô để chữa đái dắt bằng những cách sau: 

Cách 1: Sử dụng nước râu ngô nguyên chất

Bạn nên chọn râu ngô tươi có màu vàng nâu, óng mượt để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất. Rửa sạch râu ngô và cho vào nồi, đun sôi trong 10 - 15 phút (tỷ lệ 100g râu ngô - 200ml nước), chắt lấy nước uống hàng ngày thay cho nước lọc.

Cách 2: Sử dụng nước râu ngô kết hợp với thảo dược khác

Việc kết hợp râu ngô cùng các thảo dược khác như rau má, mã đề,... sẽ giúp gia tăng hiệu quả lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Bạn có thể tham khảo tỷ lệ thảo dược như sau: râu ngô 100g, sài đất 40g, rau má, mã đề, ý dĩ mỗi loại 50g. Cho toàn bộ nguyên liệu vào sắc 600ml cho tới khi cô đặc còn khoảng 250ml. Chia nước thành 3 phần và sử dụng cách mỗi 3-4 giờ/lần.

Lưu ý: Những mẹo dân gian này chỉ có tác dụng giảm bớt triệu chứng đái dắt mà bạn đang gặp phải. Để điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra tình trạng này, người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất. 

>>> XEM THÊM: Nguyên nhân tiểu ít - Giải pháp khắc phục an toàn, hiệu quả

Lưu ý trong quá trình điều trị đái dắt 

Dưới đây là một số vấn đề bạn cần lưu ý giúp quá trình điều trị hiệu quả nhất cũng như ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. Cụ thể như sau:

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng đái dắt của người bệnh. Cụ thể những loại thực phẩm bạn cần quan tâm khi đang chữa bệnh đái dắt là:

  • Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, các loại sữa chua lên men,... Đây là những thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa (đặc biệt là đường tiết niệu) và giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Sử dụng những thực phẩm này sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tiểu dắt và hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn.
  • Cần hạn chế các loại thực phẩm có thể gây kích thích bàng quang như caffeine, rượu bia, đồ uống có gas, socola, sản phẩm từ cà chua, chất ngọt nhân tạo, đồ ăn cay nóng,... Chúng có thể khiến tình trạng đái dắt trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bổ sung đầy đủ 2l nước lọc hoặc nước ép rau, củ, quả mỗi ngày. Tuy nhiên cần tránh uống nước trước khi đi ngủ để hạn chế tiểu đêm.

Sử dụng thảo dược

Bên cạnh những cách chữa đái dắt trên, bạn có thể kết hợp sử dụng một số loại thảo dược để hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa tình trạng này tái phát. Nổi bật trong số đó có thể kể tới cây trinh nữ hoàng cung.

Theo y học cổ truyền, trinh nữ hoàng cung có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông kinh lạc hoạt huyết, có tính kháng sinh mạnh giúp tiêu thũng giảm đau, ức chế sự phát triển của vùng viêm nhiễm, khối u và tế bào ung thư. 

Nghiên cứu từ các nhà khoa học hiện đại cũng chứng minh tác dụng của loại thảo dược này. Theo nghiên cứu từ Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm và cộng sự cho thấy dịch chiết nóng từ lá cây này có tác dụng kích thích sự phát triển của tế bào lympho T và tế bào CD3+T, CD4+T giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như ức chế, chống lại tế bào ung thư. 

Chính bởi những công dụng trên nên trinh nữ hoàng cung thường được sử dụng trong điều trị các bệnh về phụ khoa, tiết niệu rất hiệu quả. Đặc biệt là bệnh u xơ tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt gây nên tình trạng đái dắt, tiểu đêm, tiểu bí, mót tiểu,...

trinh-nu-hoang-cung-duoc-ung-dung-trong-nhieu-cach-chua-dai-dat.webp

Trinh nữ hoàng cung được ứng dụng trong nhiều cách chữa đái dắt

Ngoài trinh nữ hoàng cung, bạn có thể kết hợp thêm các thảo dược như dành dành, hoàng cầm, bòng bong, nụ tam thất,... Đây đều là những loại thảo dược có công dụng tăng cường hệ miễn dịch, ức chế sự phát triển của tế bào gây viêm nhiễm, tế bào ung thư. Từ đó giảm thiểu tình trạng đái dắt nói riêng và cải thiện bệnh phụ khoa, tiết niệu nói chung. 

Trên đây là toàn bộ những cách chữa bệnh đái dắt hiệu quả mà bạn nên biết. Để điều trị tình trạng đái dắt dứt điểm, bạn cần kiên trì và tuân thủ theo phương án điều trị mà bác sĩ hoặc thầy thuốc đã đưa ra. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới cách chữa đái dắt, bạn hãy để lại bình luận hoặc thông tin liên hệ dưới bài viết này để được các chuyên viên tư vấn nhanh chóng nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15533-urination--frequent-urination

https://www.webmd.com/urinary-incontinence-oab/frequent-urination-causes-and-treatments

https://www.webmd.com/urinary-incontinence-oab/bladder-training-techniques

Mua hàng online
nhận hàng tại nhà

Mua ngay
(Miễn phí)

Danh sách nhà thuốc

Tiền liệt tuyến Á Âu

Xem ngay

Bình luận