Tiểu són: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả

Tiểu són có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới, đặc biệt là người cao tuổi. Tiểu són thường do nhiều nguyên nhân gây ra. Do đó, việc xác định được nguyên nhân giúp điều trị bệnh kịp thời và đúng cách. Vậy, tiểu són là bệnh gì? Cách cải thiện như thế nào? 

Tiểu són là gì?

Tiểu són là tình trạng rò rỉ nước tiểu không kiểm soát. Đây là vấn đề phổ biến và đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Theo thống kê, chứng tiểu són xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là đàn ông lớn tuổi (15%) và phụ nữ (30%).

Tiểu són có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi

Tiểu són có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi

Các loại tiểu són thường gặp

Ở một số người bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng tiểu són khác nhau như tiểu nhỏ giọt liên tục, tiểu ngắt quãng hoặc không ý thức được việc cần đi tiểu. Điều này là do cơ chế khác nhau của 5 loại tiểu són sau:

  • Són tiểu không tự chủ: Là sự rò rỉ nước tiểu không kiểm soát được ngay khi có nhu cầu đi tiểu. Loại này thường gặp ở người lớn tuổi nhưng có thể ảnh hưởng đến cả người trẻ tuổi. Triệu chứng diễn biến nặng hơn khi dùng thuốc lợi tiểu hoặc nhịn tiểu quá lâu.
  • Són tiểu khi tăng áp lực trong bụng: Đây là loại tiểu són phổ biến ở phụ nữ sau sinh hoặc đã qua thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng xuất hiện ở nam giới có tiền sử cắt toàn bộ tuyến tiền liệt. Những hành động có thể làm tăng áp lực trong bụng gây són tiểu như ho, hắt hơi, cười lớn, nâng vật nặng, thực hiện các bài tập nặng,...
  • Són tiểu do bàng quang đầy: Là tình trạng nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài khi bàng quang đầy quá mức. Người bệnh thường xuyên cảm thấy không tiểu hoàn toàn được. Són tiểu thường gặp ở nam giới có vấn đề về tuyến tiền liệt, bàng quang bị tổn thương hoặc tắc nghẽn niệu đạo.
  • Són tiểu chức năng: Là tình trạng nước tiểu chảy ra ngoài do suy giảm nhận thức hoặc các rào cản về môi trường gây trở ngại cho việc kiểm soát tiểu tiện. Rối loạn chức năng tiểu tiện hay gặp ở người cao tuổi.
  • Són tiểu hỗn hợp: Là tình trạng són tiểu phối hợp của tất cả các loại kể trên. 

Các loại tiểu són thường gặp

Các loại tiểu són thường gặp

Nguyên nhân gây tiểu són

Nguyên nhân dẫn đến tiểu són chủ yếu do các tình trạng liên quan đến bàng quang, tuyến tiền liệt và đường tiết niệu. Cụ thể như sau:

Đường dẫn nước tiểu yếu

Ở phụ nữ, tiểu són thường do việc sinh nở qua đường âm đạo, phẫu thuật vùng chậu, tuổi tác gây yếu đáy chậu hoặc nội mạc chậu. Ở nam giới, nguyên nhân là do tổn thương cơ thắt hoặc cổ bàng quang và niệu đạo sau khi cắt hoàn toàn tuyến tiền liệt.

Tắc nghẽn đường ra 

Nguyên nhân này thường gặp ở nam giới. Sự tắc nghẽn là hậu quả của quá trình tăng sinh lành tính, ung thư tuyến tiền liệt hoặc hẹp niệu đạo. Sự tắc nghẽn dẫn đến bàng quang giãn quá mức, làm mất khả năng co bóp bàng quang, sau đó bàng quang không trống hoàn toàn, dẫn đến rò rỉ ra ngoài.

Cơ bàng quang tăng hoạt

Cơ trơn bàng quang hoạt động quá mức có thể làm rối loạn chức năng của trung tâm ức chế tiểu tiện ở thùy trán (thường do tuổi tác, chứng sa sút trí tuệ hoặc đột quỵ) và tắc nghẽn đường ra.

Cơ trơn bàng quang giảm hoạt động

Cơ trơn bàng quang giảm hoạt động gây són tiểu không tự chủ. Điều này có thể do tổn thương tủy sống hoặc rễ thần kinh chi phối bàng quang, bệnh thần kinh ngoại biên hoặc các rối loạn thần kinh khác.

Suy giảm chức năng

Tình trạng tiểu són thường gặp ở người suy giảm nhận chức, giảm khả năng vận động, sự khéo léo, các rối loạn phối hợp, đặc biệt ở người cao tuổi.

Ngoài ra, tiểu són còn xuất hiện bởi các yếu tố nguy cơ sau:

  • Béo phì: Điều này làm tăng áp lực lên bàng quang và các cơ xung quanh. Nó làm suy yếu các cơ, khiến tình trạng rò rỉ nước tiểu dễ xảy ra hơn khi người bệnh hắt hơi hoặc ho.
  • Hút thuốc: Những người nghiện thuốc lá có thể gặp tình trạng ho mạn tính. Lâu dần có thể dẫn đến tiểu són.
  • Di truyền: Nếu gia đình có tiền sử bị tiểu són thì khả năng thế hệ kế tiếp gặp tình trạng này cao hơn các gia đình khác.
  • Táo bón: Điều này có liên quan đến chức năng của bàng quang hoặc niệu đạo.
  • Sỏi, dị vật trong đường tiết niệu: Kích thích bàng quang, gây tăng co thắt, dẫn đến són tiểu.
  • Nghiện rượu: Rượu có tác dụng lợi tiểu nhưng cũng có thể gây mê sảng hoặc ngất. Từ đó, dẫn đến tình trạng tiểu són chức năng.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Chẳng hạn như thuốc chẹn kênh calci, lợi tiểu, opioid, misoprostol, trị liệu tâm thần, liệu pháp nội tiết,... gây tiểu són.

AE-0411-29.jpg

U xơ tuyến tiền liệt là nguyên nhân thường gặp dẫn đến tiểu són

>>> XEM THÊM: U xơ tiền liệt tuyến là gì? Cách khắc phục triệu chứng bệnh

Tình trạng són tiểu có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm hoặc không đúng, triệu chứng són tiểu có thể gây ra một số biến chứng như sau:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Són tiểu kéo dài gây ẩm ướt. Điều này có thể tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển.
  • Suy thận: Trong một số trường hợp dòng chảy nước tiểu bị cản trở, người bệnh có thể gặp các trình trạng liên quan đến thận.
  • Tác dụng phụ của ống thông: Nếu được đặt ống thông tiểu, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như nhiễm trùng và chấn thương.
  • Các vấn đề về da: Phát ban, nhiễm trùng da và lở loét có thể phát triển khi da thường xuyên ẩm ướt.
  • Làm giảm chất lượng cuộc sống vì người bệnh cảm thấy xấu hổ, bị kỳ thị, cô lập xã hội và trầm cảm.
  • Ở người bệnh nằm liệt giường, nước tiểu có thể gây kích ứng, góp phần làm tăng áp lực lên xương cùng cụt hoặc dẫn tới lở loét.

Khắc phục tình trạng són tiểu như thế nào?

Việc điều trị tiểu són phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như loại bệnh, tuổi tác, sức khỏe và trạng thái tinh thần của người mắc. Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị chính đối với chứng tiểu són bao gồm: Thuốc, thay đổi lối sống, phẫu thuật. 

Thay đổi lối sống giúp kiểm soát chứng tiểu són

Đôi khi, những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể giúp người bệnh giảm bớt triệu chứng tiểu són. Những thay đổi này thường bao gồm các bài tập có thể làm tăng cường cơ sàn chậu, chế độ tập luyện và ăn uống hàng ngày. Những thay đổi lối sống giúp kiểm soát tình trạng này bao gồm:

  • Làm rỗng bàng quang trước khi thực hiện các hoạt động thể chất để ngăn ngừa tình trạng són tiểu.
  • Tránh nâng vật nặng để hạn chế lực chèn ép lên bụng.
  • Thực hiện các bài tập kegel thường xuyên giúp tăng cường cơ sàn chậu hoặc bài tập bàng quang để tăng cường khả năng kiểm soát tình trạng tiểu són.
  • Tránh sử dụng caffein, không uống nhiều nước trước khi bắt đầu hoạt động. Nếu thường xuyên xuất hiện tình trạng són tiểu vào ban đêm, người bệnh không nên uống nước trước khi đi ngủ.
  • Duy trì cân nặng hơn lý bằng cách ăn uống lành mạnh và tập thể dục thể thao.

Thực hiện bài tập kegel giúp kiểm soát tình trạng tiểu són

Thực hiện bài tập kegel giúp kiểm soát tình trạng tiểu són

Thuốc điều trị chứng tiểu són

Nhiều trường hợp, thuốc có tác dụng rất tốt giúp cải thiện tình trạng tiểu són. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng liều thấp và sau đó tăng dần. Điều này được thực hiện để giảm nguy cơ tác dụng phụ của thuốc và theo dõi thuốc có hiệu quả như thế nào trong cải thiện chứng són tiểu.

Các loại thuốc phổ biến có thể được sử dụng để điều trị chứng tiểu són như:

  • Thuốc chẹn alpha: Có tác dụng giãn cơ tuyến tiền liệt ở nam giới và các cơ cổ bàng quang. Điều này giúp bàng quang trống rỗng hoàn toàn sau khi đi tiểu. Các thuốc thường được chỉ định bao gồm: Tamsulosin, doxazosin,...
  • Thuốc kháng cholinergics: Giúp ngăn ngừa co thắt bàng quang. Nhóm thuốc này có tác dụng mạnh nên cần thận trọng khi sử dụng cho người cao tuổi. Thuốc được sử dụng phổ biến là oxybutynin. 
  • Thuốc mirabegron: Có tác dụng làm giãn cơ bàng quang, từ đó giúp bàng quang giữ được nhiều nước tiểu hơn và trống rỗng hoàn toàn.
  • Estrogen tại chỗ liều thấp: Được chỉ định chủ yếu cho phụ nữ để phục hồi các mô trong niệu đạo và khu vực âm đạo, dẫn đến cải thiện chứng tiểu són.

Phẫu thuật

Nếu các lựa chọn điều trị không xâm lấn mà triệu chứng vẫn không thuyên giảm, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện phương pháp phẫu thuật phù hợp:

  • Co thắt nước tiểu nhân tạo (AUS): Đây là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho chứng són tiểu đối với nam giới cắt bỏ tuyến tiền liệt. Phương pháp này sử dụng 1 vòng bít được đặt xung quanh cổ bàng quang hoặc niệu đạo để giữ cho cơ thắt nước tiểu đóng lại cho đến khi người bệnh sẵn sàng đi tiểu. Khi đi tiểu, người bệnh chỉ cần nhấn van được cấy dưới da để vòng xì hơi và cho phép nước tiểu từ bàng quang đi ra ngoài.
  • Tiêm chất làm đầy thành niệu đạo: Các chất thường được sử dụng như teflon, collagen, hạt macropic, silicon làm tăng thành và kháng lực niệu đạo. 
  • Đặt dây treo dưới niệu đạo: Phương pháp này áp dụng cho cả nam giới và nữ giới. 
  • Phẫu thuật tạo hình bàng quang: Kỹ thuật khâu một phần ruột vào bàng quang để tăng dung tích bàng quang là phổ biến nhất. Ngoài ra, tự đặt ống thông tiểu ngắt quãng có thể phải thực hiện nếu tạo hình bàng quang làm yếu cơ co thắt hoặc phối hợp kém với áp lực của ổ bụng.

Ngoài ra, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng chấp thuận sử dụng biện pháp kích thích điện. Phương pháp này sử dụng dòng điện cấp thấp để kích thích các cơ vùng chậu yếu hoặc không thể hoạt động co bóp. Người bệnh cần thực hiện phương pháp này trong vòng vài tháng.

Cải thiện tình trạng tiểu són nhờ sản phẩm thảo dược

Bên cạnh các phương pháp điều trị tiểu són kể trên, nhiều người mắc chứng tiểu són có xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược để cải thiện triệu chứng này. Nổi bật là cây trinh nữ hoàng cung.

Cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng cải thiện tình trạng tiểu són do bệnh về tuyến tiền liệt hiệu quả

Cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng cải thiện tình trạng tiểu són do bệnh về tuyến tiền liệt hiệu quả

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng giảm tình trạng tiểu són ở người mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Thảo dược này chứa các thành phần giúp bảo vệ cơ thể chống lại tế nào ung thư. Một nghiên cứu invitro được thực hiện trên tế bào ung thư tuyến tiền liệt PC3, LNCaP và BHP-1 cho thấy, chiết xuất trinh nữ hoàng cung ức chế đáng kể sự phát triển của các tế bào, đặc biệt là tế bào BHP-1.

Ngoài ra, trinh nữ hoàng cung cũng rất hữu ích trong việc điều trị các tình trạng sức khỏe như viêm, u xơ tuyến tiền liệt gây tiểu són. Thảo dược này được sử dụng để tăng cường miễn dịch qua trung gian tế bào và hoạt động như một chất kích thích tế bào lympho T hiệu quả.

Nắm bắt được những điều đó, các nhà khoa học đã bào chế thành công sản phẩm chứa trinh nữ hoàng cung cùng các thảo dược quý như bòng bong, nụ tam thất, hoàng cầm, dành dành,... giúp giảm nguy cơ phát triển u xơ, phì đại, ung thư tuyến tiền liệt và các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu són.

Mặc dù tiểu són là triệu chứng nhẹ nhưng bạn không nên bỏ qua bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng. Nếu bạn còn băn khoăn về các tình trạng rối loạn tiểu tiện, hãy để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ hotline, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn nhanh nhất!

 

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urinary-incontinence/symptoms-causes/syc-20352808

https://www.nhs.uk/conditions/urinary-incontinence/

https://www.medicalnewstoday.com/articles/165408

https://www.healthline.com/health/urinary-incontinence

https://www.webmd.com/urinary-incontinence-oab/types-of-urinary-incontinence

Mua hàng online
nhận hàng tại nhà

Mua ngay
(Miễn phí)

Danh sách nhà thuốc

Tiền liệt tuyến Á Âu

Xem ngay

Bình luận