Rối loạn tiểu tiện ở nam giới - Triệu chứng và nguyên nhân

Rối loạn tiểu tiện là gì?

Rối loạn tiểu tiện là hội chứng được gây ra bởi sự rối loạn vận động của cơ thắt niệu đạo và bàng quang. Chứng bệnh này được biểu hiện thông qua sự mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng kiểm soát cơ thắt ở niệu đạo, bàng quang, có hoặc không đi kèm theo các triệu chứng như: Màu sắc nước tiểu bất thường, tiểu đau buốt,...

hoi-chung-roi-loan-tieu-tien-voi-bieu-hien-dau-tuc-vung-bung-duoi.webp

Hội chứng rối loạn tiểu tiện với biểu hiện đau tức vùng bụng dưới

Triệu chứng rối loạn tiểu tiện ở nam giới 

Triệu chứng rối loạn tiểu tiện ở nam giới và nữ giới là giống nhau. Sự đào thải nước tiểu được chia ra làm 3 giai đoạn bao gồm: Giai đoạn lưu trữ nước tiểu, giai đoạn đi tiểu và giai đoạn sau khi đi tiểu. Dấu hiệu của chứng rối loạn tiểu tiện sẽ biểu hiện khác nhau qua mỗi giai đoạn.

Triệu chứng về lưu trữ nước tiểu

Ở giai đoạn lưu trữ nước tiểu trong bàng quang thì người bị chứng rối loạn tiểu tiện sẽ có những triệu chứng như:

  • Tiểu gấp: Đây là tình trạng người bệnh sẽ rỉ nước tiểu ngay sau khi có cảm giác buồn tiểu. Nguyên nhân gây ra là do sự tăng hoạt động của cơ thắt bàng quang.
  • Tiểu đêm: Ở người bình thường, do sự điều hòa của hệ thần kinh nên số lần đi tiểu vào ban đêm sẽ là rất ít hoặc thậm chí là không đi tiểu vào ban đêm. Tuy nhiên, đối với những người mắc chứng rối loạn tiểu tiện thì số lần đi tiểu về đêm sẽ nhiều hơn 2 lần, gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của người bệnh.
  • Tiểu nhiều lần: Ở người bình thường, số lần đi tiểu trung bình một ngày là từ 5 đến 8 lần và không đi tiểu vào ban đêm. Tuy nhiên, do một vài nguyên nhân khác nhau mà người bệnh có thể gặp phải chứng rối loạn tiểu tiện với biểu hiện đi tiểu nhiều lần, cụ thể là trên 10 lần/ngày.
  • Đau bàng quang: Biểu hiện của đau bàng quang chính là sự xuất hiện cảm giác đau ở vùng trên xương mu và vùng chậu. Cụ thể, người bệnh có thể đau nhẹ vùng bụng dưới khi bàng quang đang chứa nhiều nước tiểu. Hoặc triệu chứng đau đôi khi không điển hình, chỉ là cảm giác nóng rát mỗi khi đi tiểu. 

tieu-dem-dau-hieu-canh-bao-roi-loan-tieu-tien.webp

Tiểu đêm - Dấu hiệu cảnh báo rối loạn tiểu tiện

>>> XEM THÊM: Bí quyết cải thiện chứng tiểu đêm, tiểu yếu.

Triệu chứng khi đi tiểu

Rối loạn tiểu tiện biểu hiện trong giai đoạn đi tiểu với một loạt các triệu chứng sau đây:

  • Tiểu khó: Khả năng tiểu tiện của người bệnh trở nên khó khăn hơn. Người bệnh sẽ phải rặn khi đi tiểu, thời gian đi tiểu cũng sẽ lâu hơn so với bình thường. Điều này gây ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt của người mắc phải.
  • Tiểu rắt: Là hiện tượng đi tiểu liên tục (thời gian giữa 2 lần đi là dưới 2 giờ) nhưng lượng nước tiểu chỉ dưới 150ml trong điều kiện bình thường. Triệu chứng này ban đầu sẽ tăng dần về đêm, nhưng sau đó sẽ xuất hiện ngay cả vào ban ngày.
  • Bí tiểu: Triệu chứng này có thể xảy ra cấp tính và đột ngột, với cảm giác căng tức bàng quang, đau bụng, muốn đi tiểu nhưng lượng nước tiểu thải ra rất ít.
  • Tiểu són: Biểu hiện này còn có tên gọi khác là tiểu không kiểm soát, ban ngày nước tiểu thường xuyên rỉ ra, còn ban đêm thường bị đái dầm. Triệu chứng này gây ra rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt cũng như cuộc sống của người gặp phải.
  • Tiểu buốt: Khi đi tiểu, người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác đau buốt, nhiều người còn cảm thấy nóng rát ở niệu đạo và bàng quang gây khó chịu vô cùng.

Ngoài ra người bị rối loạn tiểu tiện còn có thể gặp phải các biểu hiện như dòng tiểu yếu, tiểu ngắt quãng, ngập ngừng.

Triệu chứng sau khi đi tiểu

Chứng rối loạn tiểu tiện còn gây ra nhiều khó chịu cho người mắc phải mặc dù đã đi tiểu xong. Cụ thể:

  • Cảm giác tiểu không hết: Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh thường đi tiểu rất lâu, nhưng lượng nước tiểu trong bàng quang không đào thải hết ra ngoài được. Do đó, khi đi tiểu xong, người bệnh không có cảm giác thoải mái mà vẫn còn cảm thấy chưa hết nước tiểu. Theo các chuyên gia, nếu lượng nước tiểu tồn đọng trong bàng quang nhiều hơn 50ml thì sẽ là một trong những căn cứ ý nghĩa cho việc chẩn đoán bệnh. Tiểu không hết còn có thể đi kèm với tình trạng tia nước tiểu yếu, tiểu nhỏ giọt.
  • Tiểu nhỏ giọt sau khi đi tiểu: Sự đào thải không hết nước tiểu có thể dẫn tới tình trạng rò rỉ nước tiểu mặc dù người bệnh vừa mới đi xong.

tieu-khong-het-gay-dau-tuc-vung-bung-duoi-o-nam-gioi.webp

Tiểu không hết gây đau tức vùng bụng dưới ở nam giới

Nguyên nhân gây rối loạn tiểu tiện ở nam giới 

Rối loạn tiểu tiện nói chung và rối loạn tiểu tiện ở nam giới nói riêng có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân bao gồm: Nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh tiểu đường, tuổi tác, các thuốc sử dụng và chế độ ăn thiếu khoa học.
Đái tháo đường là nguyên nhân gây rối loạn tiểu tiện

Một trong những triệu chứng nổi bật của đái tháo đường là rối loạn tiểu tiện với biểu hiện là tiểu nhiều lần. Hiện tượng này xảy ra do cơ thể cố gắng thải trừ lượng đường dư thừa. Đồng thời, đái tháo đường có thể gây nên những tổn thương hệ thần kinh kiểm soát hoạt động của bàng quang, từ đó dẫn tới rối loạn tiểu tiện.
Nhiễm trùng đường tiết niệu gây rối loạn tiểu tiện

Quá trình viêm nhiễm hệ tiết niệu tạo ra các chất gây kích thích hoạt động của niệu đạo và bàng quang để làm rỗng bóng đái. Bệnh lý viêm nhiễm đường tiết niệu là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng rối loạn tiểu tiện với các triệu chứng: Tiểu đau, tiểu buốt, tiểu khó, tiểu đêm,...
Bàng quang tăng hoạt gây rối loạn tiểu tiện

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng cơ bàng quang bị rối loạn, co bóp không đều, dẫn đến hiện tượng buồn tiểu đột ngột, tiểu gấp ngay cả khi bàng quang ít nước tiểu.
Rối loạn tiểu tiện là do bệnh về tuyến tiền liệt

Ở nam giới mắc các bệnh về tuyến tiền liệt thì có thể đánh giá các giai đoạn của bệnh thông qua phỏng vấn người bệnh và tính điểm đánh giá tình trạng rối loạn tiểu tiện theo các mức độ. Ngoài ra, nhiễm trùng, phì đại hay ung thư tuyến tiền liệt cũng có thể gây ra các triệu chứng trên.

Bên cạnh đó, một số bệnh lý khác như viêm bàng quang kẽ, ung thư bàng quang, sỏi tiết niệu cũng có thể gây ra chứng rối loạn tiểu tiện.

phi-dai-tuyen-tien-liet-gay-roi-loan-tieu-tien.webp

Phì đại tiền liệt tuyến gây rối loạn tiểu tiện

Tuổi cao cũng gây rối loạn đi tiểu

Có đến 15-30% người cao tuổi, đặc biệt là nam giới mắc chứng rối loạn tiểu tiện. Khi tuổi càng cao, các chức năng của các cơ quan trong cơ thể ngày càng suy giảm. Ở người già, khả năng cô đặc nước tiểu cũng như chức năng thần kinh điều khiển bàng quang bị suy yếu thì rất dễ gây ra chứng rối loạn tiểu tiện.

Rối loạn tiểu tiện do dùng thuốc

Sử dụng các thuốc lợi tiểu trong điều trị bệnh cao huyết áp, chữa phù ở người bệnh tim, gan, thận cũng có thể gây ra hiện tượng đi tiểu nhiều lần - triệu chứng của rối loạn tiểu tiện. Các thuốc có thể kể đến trong trường hợp này như: Furosemide, Hydrochlorothiazide,...

Chế độ ăn không hợp lý gây rối loạn tiểu tiện

Các loại đồ ăn, thức uống cũng góp phần gây ra chứng rối loạn tiểu tiện. Có thể kể đến như: Cà phê, bia, rượu, đồ uống có gas,... Những thực phẩm này gây kích thích bàng quang và dẫn tới chứng tiểu nhiều lần. Ngoài ra, khi uống nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng có thể gây ra chứng tiểu đêm.

Khắc phục rối loạn tiểu tiện ở nam giới 

Việc cải thiện chứng rối loạn tiểu tiện bao gồm: Thay đổi chế độ ăn, sử dụng các thuốc điều trị và thường xuyên tập luyện thể thao, nâng cao sức khỏe. Theo đó, người bệnh nên:

  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và hạn chế đồ ăn nhiều gia vị, dầu mỡ.
  • Tập luyện thể thao thường xuyên, đặc biệt là những bài tập tăng cường sức khỏe vùng cơ sàn chậu để cải thiện chứng rối loạn tiểu tiện.
  • Trong trường hợp phải dùng thuốc, người bệnh nên tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc hay tăng liều dùng.

Bên cạnh đó, sử dụng thảo dược đem lại nhiều lợi ích cho việc cải thiện chứng rối loạn tiểu tiện. Đặc biệt ở nam giới mắc hội chứng này thường là do nguyên nhân liên quan đến tuyến tiền liệt. Nổi bật trong số các loại thảo dược đó phải kể đến đó là trinh nữ hoàng cung. Từ xa xưa, trinh nữ hoàng cung đã được nhiều người sử dụng với công dụng cải thiện các bệnh phụ khoa ở nữ giới. Tuy nhiên, nhờ vào khả năng chống oxy hóa và ức chế sự phát triển của những khối u thì thảo dược này cũng được dùng cho nam giới mắc các bệnh về tuyến tiền liệt. 

Theo kết quả của một nghiên cứu trên Pubmed cho thấy, trinh nữ hoàng cung vừa có tác dụng chống oxy hóa vừa ức chế sự tăng sinh tế bào tuyến tiền liệt. Từ đó tăng cường sức khỏe tuyến tiền liệt, cải thiện tình trạng rối loạn tiểu tiện hiệu quả, an toàn. 

trinh-nu-hoang-cung-giúp-cai-thien-roi-loan-tieu-tien.webp

Trinh nữ hoàng cung giúp cải thiện rối loạn tiểu tiện

Thực tế, rối loạn tiểu tiện là chứng bệnh dễ gặp ở người trung tuổi, đặc biệt nam giới thường dễ mắc hội chứng này hơn phụ nữ. Đây là sự xuất hiện các rối loạn bất thường trong quá trình tiểu tiện về cảm giác khi tiểu, số lần đi tiểu, tốc độ dòng nước tiểu, khả năng co bóp của bàng quang,… Do đó, nhận biết và tìm ra những giải pháp cải thiện bệnh sớm là điều rất quan trọng mà mỗi người bệnh nên làm. Nếu bạn còn những thắc mắc liên quan đến rối loạn tiểu tiện, vui lòng để lại số điện thoại hoặc comment ở dưới bài viết, các chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn nhé!

Link tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/mesh?Db=mesh&Cmd=DetailsSearch&Term=%22Urination+Disorders%22%5BMeSH+Terms%5D

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urinary-incontinence/symptoms-causes/syc-20352808

https://www.medicalnewstoday.com/articles/165408

Mua hàng online
nhận hàng tại nhà

Mua ngay
(Miễn phí)

Danh sách nhà thuốc

Tiền liệt tuyến Á Âu

Xem ngay

Bình luận