Nguyên nhân, triệu chứng và 10+ cách chữa đái buốt hiệu quả 

​​​​​​​Đái buốt là cảm giác đau buốt mỗi lần đi vệ sinh, gây bất tiện, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ 10+ cách chữa đái buốt an toàn, hiệu quả, gồm một vài gợi ý đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà, chấm dứt tình trạng này.

Hướng dẫn cách nhận biết triệu chứng đái buốt

Đái buốt hay tiểu buốt là tình trạng nóng rát, đau buốt niệu đạo mỗi khi đi tiểu. Tiểu buốt có thể gặp phải ở mọi đối tượng, không phân biệt già trẻ, nam nữ. Ngoài cảm giác đau buốt lúc tiểu tiện, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Tăng số lần đi tiểu, cảm giác buồn đái dữ dội, tiểu són, đau quặn ở bụng dưới, nước tiểu đục hoặc có mùi nặng, tiểu ra máu. 
  • Đau lưng phía bên trên, sốt cao, có rét run, buồn nôn, nôn, nước tiểu đục, đi tiểu nhiều lần, ý muốn thôi thúc đi tiểu. 
  • Niệu đạo hoặc âm đạo tiết dịch, xung quanh lỗ niệu đạo đỏ lên, tăng số lần tiểu tiện,... 
  • Cảm giác đau nhức, đau khi quan hệ, ngứa trong âm đạo, âm đạo tiết dịch, hoặc có mùi lạ, hôi bất thường,... 

Nguyên nhân gây đái buốt

Theo các chuyên gia, đái buốt do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm: Viêm nhiễm, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư tuyến tiền liệt, nhiễm trùng đường niệu, sỏi thận. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị tiểu buốt:

Viêm, u xơ tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là tuyến nhỏ, nằm dưới bàng quang của nam giới. Khi tuyến này bị viêm, sẽ tạo cảm giác bỏng rát vùng tiết niệu, châm chích, khó chịu khi đi tiểu.

Người bị u xơ tiền liệt tuyến cũng gặp chứng tiểu buốt do tuyến tiền liệt phì đại, chèn ép gây đau đớn ở đường niệu.

Nhiễm trùng đường niệu đạo, âm đạo

Niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận là các bộ phận thuộc đường tiết niệu. 

Viêm nhiễm xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trong số này đều có thể gây đau buốt khi đi tiểu.

Phụ nữ cũng dễ bị tiểu buốt, do cấu trúc đường niệu ngắn hơn nam giới, nên vi khuẩn dễ xâm nhập từ âm đạo vào bàng quang hơn. Ngoài viêm niệu đạo, viêm âm đạo, ở nữ giới thời kỳ mãn kinh hoặc có thai cũng có thể gặp phải triệu chứng đái buốt.

Sỏi thận

Sỏi thận hình thành do sự lắng đọng, kết tinh của các thành phần trong nước tiểu, tạo những viên sỏi ở đường niệu. Những viên sỏi này thu hút rất nhiều vi khuẩn, và khi sỏi chuyển động sẽ gây tổn thương đường niệu, đau buốt, rát khi đi tiểu.

Nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân viêm nhiễm phổ biến, tiểu buốt còn có thể là kết quả của việc vệ sinh không đúng cách, tác dụng phụ của thuốc, các chất kích ứng đường niệu như xà phòng, hoá chất tẩy rửa,...

 

viem-tuyen-tien-liet-lam-hep-duong-nieu-gay-dai-buot.webp

Viêm tuyến tiền liệt làm hẹp đường niệu gây đái buốt

Gợi ý 10+ cách chữa đái buốt cực hiệu quả mà bạn cần biết

Tùy vào nguyên nhân, triệu chứng mà bạn có thể lựa chọn cách chữa đái buốt phù hợp ví dụ như dùng thuốc tây, mẹo dân gian, thảo dược,... Dưới đây là một số biện pháp chữa đái buốt thường được áp dụng.

Dùng quả bí đao

Bí đao là loại quả thanh mát, nâng cao khả năng đào thải nước tiểu, cũng như các độc tố trong cơ thể. Vì thế, để giảm chứng đái buốt, người ta thường dùng bí đao bằng cách:

  • Chọn quả bí tươi, rửa sạch, gọt bỏ vỏ.
  • Ăn bí đao sống hoặc xay lấy nước uống.
  • Nếu không ăn sống được, bạn có thể luộc chín rồi ăn.

Dùng bột sắn dây

Sắn dây có tính mát, chữa các bệnh viêm loét, nóng trong, táo bón và cả đái buốt, đái rắt. Vài bước đơn giản để giảm đái buốt bằng sắn dây:

  • Hoà 10g bột sắn dây với nước nguội.
  • Cho bột và nước vào nồi, khuấy trên bếp đến khi nào hỗn hợp trong dần thì tắt bếp, để nguội rồi ăn, có thể thêm đường cho dễ ăn.

Dùng giấm táo và mật ong

Mật ong và giấm táo là hai nguyên liệu dễ bắt gặp trong các căn bếp của người Việt. Axit lactic trong giấm táo có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn tốt, cải thiện các nhiễm trùng đường tiết niệu. Kết hợp thêm khả năng diệt trừ vi khuẩn của mật ong sẽ cho một phương thuốc giảm đái buốt hiệu quả. Cách làm:

  • Trộn 1 thìa giấm táo với 3 thìa mật ong nguyên chất.
  • Uống liền hoặc pha thêm nước ấm cho dễ uống.
  • Chú ý, người bị nóng trong không nên dùng mật ong dài ngày, do mật ong sẽ làm nặng thêm tình trạng này.

su-dung-giam-tao-giup-cai-thien-chung-tieu-buot.webp

Sử dụng giấm táo giúp cải thiện chứng tiểu buốt

Dùng giá đỗ

Giá đỗ là loại rau được nhiều gia đình ưa chuộng, nhưng ít ai biết đến công dụng của loại rau này với chứng tiểu buốt. Hàm lượng khoáng chất, vitamin dồi dào trong giá đỗ sẽ góp phần nâng cao sức khỏe, đẩy lùi chứng đái buốt, đái rắt. Cách chế biến cũng rất đơn giản: Luộc giá đỗ và lấy nước uống.

>>> XEM THÊM: Cách chữa đau khi đi tiểu ở nam giới.

Dùng rau mồng tơi

Không chỉ là một loại rau xanh, rau mồng tơi còn được dùng để ngăn tình trạng tiểu buốt diễn ra theo cách dưới đây:

  • Rửa sạch thân và lá mồng tơi
  • Để ráo rồi đun với nước đến sôi, để nguội và uống hàng ngày.

Dùng rau má

Theo y học cổ truyền, rau má là vị thuốc đa công dụng như: Giải độc, thanh nhiệt, ngừa viêm ngứa, đái buốt. Cách chữa đái buốt bằng rau má như sau:

  • Lấy khoảng 300g cây rau má tươi, ngâm nước muối loãng 30 phút rồi rửa sạch, để khô.
  • Xay hoặc giã nhuyễn lá với nước lọc và các hạt muối tinh, thu lấy nước và uống luôn hoặc chia 2 lần sáng và tối.

Dùng râu ngô

Râu ngô là loại thực phẩm có nhiều lợi ích cho người mắc các bệnh đường tiết niệu, điển hình là đái buốt, đái rắt. Với râu ngô, người bệnh có thể dùng cách sau để chữa đái buốt:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Râu ngô, đậu đen, rễ cỏ tranh, củ sả, bông mã đề.
  • Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên, phơi khô rồi chia đều lượng để sắc uống mỗi ngày.

Dùng cây bòng bong

Bòng bong hay còn gọi là hải kim xa, hay dùng để trị các bệnh tiết niệu như: Sỏi tiết niệu, viêm thận, đái buốt, đái rắt,… Cách chữa đái buốt với cây bòng bong như sau:

  • Rửa sạch 100g bòng bong, để khô rồi tán nhuyễn với 45g trà xanh.
  • Hỗn hợp bột được sắc cùng nước để uống.
  • Mỗi ngày nên dùng 20g, nếu có thì thêm gừng 2 lát, cam thảo 5g để tăng hiệu quả.

Ở trên là các biện pháp tự nhiên, có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên chỉ phù hợp với các trường hợp mắc bệnh nhẹ, không gây nhiều khó chịu và chưa cần đến cơ sở y tế.

Thuốc tây chữa đái buốt

Sử dụng thuốc tây chữa đái buốt khi nguyên nhân là do viêm nhiễm. Các thuốc tây y đóng vai trò quan trọng trong điều trị các căn nguyên, triệu chứng của tiểu buốt. Một số thuốc được sử dụng như:

  • Thuốc giảm đau: Diclofenac, paracetamol,... giúp làm giảm các cơn đau đớn đi cùng tiểu buốt.
  • Thuốc giãn cơ trơn: Chỉ định cho người có cơn tiểu buốt nặng, giúp thư giãn các cơ bàng quang, làm dịu những cơn đau buốt khi đi tiểu.
  • Thuốc kháng sinh, được chỉ định khi đường niệu bị nhiễm trùng: Với viêm tiền liệt tuyến do vi khuẩn, thuốc kháng sinh thường được lựa chọn, đặc biệt khi bị viêm mạn tính. Thuốc kháng sinh trong trị đái buốt có thể được dùng qua đường uống với nước, viên đặt tại âm đạo hoặc đường tiêm với người bệnh nặng. 

Chữa đái buốt bằng phẫu thuật

Phẫu thuật chữa đái buốt được áp dụng khi các thuốc tây y không còn tác dụng hoặc ở người bị chống chỉ định với các thuốc điều trị. Phẫu thuật cũng là biện pháp phổ biến để điều trị các bệnh phì đại, ung thư tiền liệt tuyến, sỏi thận gây đái buốt. Sỏi thận, bao gồm sỏi tại bàng quang, trong thận, ống dẫn nước tiểu. Bệnh gây đau buốt lúc đi tiểu, cần được điều trị sớm nhất có thể.

>>> XEM THÊM: Cách chữa đau khi đi tiểu ở nam giới.

Dùng sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ chữa đái buốt

Trong các cách chữa đái buốt, một biện pháp được nhiều người lựa chọn hiện nay, đó là sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược.

Bòng bong, trinh nữ hoàng cung, dành dành,... theo y học cổ truyền là những dược liệu nổi bật có tác dụng ngăn ngừa chứng đái buốt. Sử dụng sản phẩm chứa các thảo dược này sẽ hỗ trợ giảm chứng tiểu buốt hiệu quả nhờ tác động vào cả nguyên nhân và triệu chứng. 

Đặc biệt phải kể đến trinh nữ hoàng cung, đây là loại cây đã được các nhà khoa học nghiên cứu chứng minh tác dụng trên chứng tiểu buốt do u xơ tiền liệt tuyến. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Pubmed cho thấy trinh nữ hoàng cung ngoài khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, còn có thể thu nhỏ kích thước u xơ, giảm chèn ép đường niệu, từ đó giúp những cơn đái buốt biến mất. Vì vậy, sử dụng các sản phẩm từ thảo dược, điển hình là trinh nữ hoàng cung rất hữu ích để cải thiện chứng tiểu buốt ở nhiều người, giảm những cơn đau buốt khó chịu khi đi tiểu.

trinh-nu-hoang-cung-thao-duoc-day-lui-chung-dai-buot.webp

Trinh nữ hoàng cung - Thảo dược đẩy lùi chứng đái buốt

Đái buốt từng là vấn đề gây nhiều bất lợi đến sức khỏe người bệnh. Hy vọng với 10+ gợi ý mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên, bạn sẽ có được biện pháp phù hợp để loại bỏ chứng đái buốt hiệu quả. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì về chứng đái buốt nói riêng cũng như bệnh u xơ tiền liệt tuyến nói chung, xin vui lòng để lại số điện thoại dưới phần bài viết để được dược sĩ của chúng tôi tư vấn thêm nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.drugs.com/health-guide/dysuria.html

https://www.healthline.com/health/urination-painful

https://www.webmd.com/urinary-incontinence-oab/frequent-urination-causes-and-treatments

Mua hàng online
nhận hàng tại nhà

Mua ngay
(Miễn phí)

Danh sách nhà thuốc

Tiền liệt tuyến Á Âu

Xem ngay

Bình luận