Đi tiểu không hết có thực sự là vấn đề đáng lo ngại không?

Cảm giác đi tiểu không hết, vừa đi xong lại muốn đi tiếp khiến bạn lo lắng? Liệu đó có phải là triệu chứng của một bệnh lý về tiết niệu hay chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường? Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Cảm giác đi tiểu không hết, vừa đi xong lại muốn đi tiếp khiến bạn lo lắng? Liệu đó có phải là triệu chứng của một bệnh lý về tiết niệu hay chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường? Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Đi tiểu không hết - 90% liên quan đến hệ tiết niệu

Chứng tiểu không hết là tình trạng nước tiểu vẫn còn sót lại ở bàng quang sau khi đi vệ sinh. Điều này khiến bạn có cảm giác phải đi tiểu thêm lần nữa. Nguyên nhân gây ra chứng đi tiểu không hết chủ yếu là do tổn thương tại bàng quang và niệu đạo.

Tắc nghẽn niệu đạo gây tiểu són, tiểu không hết 

Niệu đạo là đường dẫn nước tiểu từ bàng quang (bọng đái) ra ngoài khi đi vệ sinh. Nếu đường dẫn này bị hẹp tắc do bất kỳ nguyên nhân nào sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình đào thải nước tiểu.

Sự tắc nghẽn khiến dòng nước tiểu yếu, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng tiểu ngập ngừng hoặc tiểu không hết bãi. Bàng quang không được làm trống hoàn toàn sau khi đi vệ sinh khiến bạn có cảm giác phải đi tiểu lại ngay.

Yếu cơ bàng quang gây tiểu không hết

Cơ bàng quang có vai trò co bóp đẩy nước tiểu trong bọng đái ra ngoài theo đường niệu đạo. Do bẩm sinh, quá trình lão hóa hoặc bệnh lý khiến phần cơ này yếu đi.

Cơ bàng quang không đủ mạnh làm nước tiểu không được tống hết ra ngoài hoặc trào ngược từ niệu đạo vào trong. Kết quả là còn tồn đọng nước tiểu trong bọng đái khiến bạn có cảm giác tiểu không hết.

Tiểu không hết, tiểu rắt do u xơ tuyến tiền liệt

Theo số liệu từ Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ: 50% nam giới 51-60 tuổi mắc u xơ tiền liệt tuyến. Mặc dù là sự phì đại lành tính nhưng nó lại kéo theo nhiều phiền toái cho người bệnh.

Khi kích thước tăng lên, tuyến tiền liệt sẽ chèn ép vào niệu đạo và một phần bàng quang. Từ đó làm cho niệu đạo bị hẹp và cơ bàng quang yếu đi. Các triệu chứng bao gồm: Khó đi tiểu, có cảm giác buồn tiểu mặc dù bàng quang trống rỗng, tiểu nhiều lần đặc biệt là ban đêm,...

u-xo-tuyen-tien-liet-gay-ra-chung-tieu-khong-het.webp

U xơ tuyến tiền liệt gây ra chứng tiểu không hết

Ung thư tuyến tiền liệt gây chứng tiểu không hết

Khác với u xơ, ung thư tiền liệt tuyến là loại u ác tính, có khả năng phát triển và di căn. Khi khối u phát triển lớn hơn làm rối loạn hoạt động của bàng quang và niệu đạo. Người bệnh khó khăn khi tiểu, tiểu ngắt quãng, tiểu nhiều lần đặc biệt là về đêm, đôi khi bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ,...

Tiểu không hết do sa bàng quang

Sa bàng quang thường gặp nhiều hơn ở nữ giới. Khi các mô, cơ và dây chằng yếu đi, không đủ lực để giữ khiến bàng quang sa xuống vùng âm đạo. Bàng quang sa xuống làm chèn ép đường dẫn nước tiểu. Người bệnh có thể cảm thấy bí tiểu hoặc tiểu không hết và đôi khi không tự chủ được.

Đi tiểu không hết do sỏi đường tiết niệu 

Sỏi đường niệu là sự kết tụ của các tinh thể trong nước tiểu. Khi bị kẹt tại niệu đạo, sỏi làm tắc nghẽn và gây ra cảm giác đi tiểu không hết. Người bệnh thường khó đi tiểu, tiểu són và có thể thấy buốt, rát khi đi tiểu.

Tiểu không hết nước do nhiễm khuẩn đường niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là nguyên nhân gây tiểu không hết nước phổ biến. Cụ thể ở đây là nhiễm trùng đường niệu thấp bao gồm bàng quang, niệu đạo và tuyến tiền liệt. Khi đó sự sưng phù, tụ dịch, mủ sẽ làm hẹp đường tiểu, yếu cơ bàng quang. Nước tiểu không được đào thải toàn bộ ra ngoài, người bệnh tiểu ít một và có cảm giác tiểu không hết.

nhiem-khuan-tiet-nieu-gay-tieu-buot-tieu-khong-het.webp

Nhiễm khuẩn tiết niệu gây tiểu buốt, tiểu không hết

Nguyên nhân gây tiểu không hết khác

Bệnh cạnh đó cảm giác tiểu không hết còn có thể là do hiện tượng sinh lý và một số nguyên nhân hiếm gặp khác.

Mang thai: Thai to có thể chèn ép bàng quang và niệu đạo. Từ đó làm cản trở hoạt động đào thải nước tiểu.

Thuốc và chất kích thích: Một số thuốc, rượu bia, cà phê,... có thể làm rối loạn hệ thần kinh chi phối hoạt động của bàng quang.

Dị tật bẩm sinh: Một số người bẩm sinh có đường niệu đạo ngắn, hẹp hoặc cơ bàng quang yếu. Do vậy bàng quang không được làm rỗng hoàn toàn tạo cảm giác tiểu không hết.

Tiểu són, tiểu không hết có nguy hiểm không?

Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu không hết không được phát hiện sớm và có điều trị đúng cách, kịp thời, bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hơn nữa, việc đi tiểu còn giúp đào thải chất độc, chất cặn bã của cơ thể ra bên ngoài. Khi nước tiểu không được bài xuất hết ra ngoài, đây sẽ là môi trường để vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm.

Vùng nhiễm khuẩn có thể lan rộng ra các cơ quan như: Vùng âm đạo, tuyến tiền liệt, đài bể thận,... Khi đó các triệu chứng thường nặng hơn như: Đau rát khi đi tiểu, đau nhói vùng bụng dưới, đái ra máu,... Lâu dần, tình trạng viêm trở thành mãn tính và khó có thể chữa khỏi hoàn toàn. Ngoài ra, sự ứ đọng nước tiểu có thể dẫn đến sỏi thận, suy giảm chức năng thận.

Điều trị tiểu không hết như thế nào?

Các cách chữa tiểu không hết bao gồm thay đổi thói quen ăn uống, sử dụng thuốc và phẫu thuật. Tiểu không hết ban đầu có thể không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn. Nhưng đừng chủ quan mà hãy tích cực điều trị ngay từ sớm.

Cách điều trị tiểu không hết tại nhà

Lối sống không lành mạnh làm tăng khả năng hình thành sỏi tiết niệu, nhiễm khuẩn và các khối u từ đó gây ra chứng tiểu không hết. Do đó người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện tình trạng này. Cụ thể:

  • Hạn chế uống rượu bia và ăn đồ chiên xào, cay nóng.
  • Ăn giảm mặn, hạn chế đồ ngọt.
  • Theo dõi cân nặng, hạn chế béo phì.
  • Ăn thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như rau xanh, hoa quả và uống đủ nước.
  • Ngủ đủ giấc, kiểm soát tâm trạng tránh căng thẳng.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ.

thay-doi-che-do-an-uong-giup-cai-thien-tinh-trang-di-tieu-khong-het.webp

Thay đổi chế độ ăn uống giúp cải thiện tình trạng đi tiểu không hết

Dùng thuốc điều trị tiểu không hết 

Đối với một số nguyên nhân như nhiễm khuẩn tiết niệu, sỏi kích thước nhỏ, u xơ tuyến tiền liệt, yếu cơ bàng quang,... thì người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên bạn cần đi khám để xác định rõ nguyên nhân và được kê đơn thuốc phù hợp như: Dutasterid, finasterid, alfuzosin,...

Stent niệu đạo, dẫn lưu bàng quang 

Stent niệu đạo là phương pháp giúp khai thông chỗ hẹp ở niệu đạo bằng một ống nhân tạo. Đặt stent giúp khắc phục hiệu quả tình trạng tiểu khó, tiểu không hết.

Ở trường hợp niệu đạo bị hẹp nhiều hoặc tắc thì người bệnh có thể được làm dẫn lưu bàng quang. Khi đó nước tiểu sẽ được đưa trực tiếp từ bàng quang ra ngoài qua một ống thông.

Phẫu thuật trị tiểu không hết 

Người bệnh có thể được làm phẫu thuật khi các biện pháp khác không hiệu quả. Tùy vào nguyên nhân thì bác sĩ sẽ chỉ định loại phẫu thuật như: Cắt u tuyến tiền liệt, phẫu thuật cắt - mở niệu đạo, mổ sa bàng quang,...

>>> XEM THÊM: Phương pháp mổ u xơ tiền liệt tuyến và những thông tin cần biết

Phòng ngừa tiểu không hết bằng thảo dược 

Bên cạnh các biện pháp nêu trên, để cải thiện và phòng ngừa tình trạng đi tiểu không hết, nhiều người lựa chọn xu hướng sử dụng thảo dược thiên nhiên hiệu quả, an toàn. Và thảo dược được sử dụng nhiều trong việc hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các rối loạn bài tiết nước tiểu hiện nay phải kể đến đó là:

Cao trinh nữ hoàng cung: Có công dụng ức chế sự phát triển của khối u, đẩy mạnh hệ miễn dịch và chống oxy hóa. Cao trinh nữ hoàng cung là lựa chọn tốt để ngăn ngừa hiện tượng đi tiểu không hết do u tuyến tiền liệt.

Nhiều nhà khoa học đã tìm thấy các chất hóa học có trong loại cây này với công dụng ngăn ngừa nhiễm khuẩn, ung thư. Đó là crinafoline và crinafolidine, alcaloid. Một nghiên cứu đã được công bố gần đây cho thấy, cây trinh nữ hoàng cung đã phát huy được tác dụng hiệu quả. Cụ thể là 158 người bệnh bị u xơ tiền liệt tuyến gần như được trị khỏi hoàn toàn.

Cao nụ tam thất: Là dược liệu đồng hành cùng với cao trinh nữ hoàng cung trong nhiều bài thuốc đông y giúp làm hạn chế hình thành và giảm kích thước khối u. Ngoài ra, cao nụ tam thất còn được gọi là một kháng sinh tự nhiên giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu hiệu quả.

Cao dành dành: Theo y học cổ truyền, cao dành dành có công dụng thanh nhiệt, lợi niệu. Và theo y học hiện đại thì loại dược liệu này có khả năng chống oxy hóa và chống viêm rất tốt.

Kim tiền thảo: Là vị thuốc được dân gian sử dụng nhiều, bởi thảo dược này giúp giãn mạch, lợi niệu. Người bị chứng tiểu rắt, tiểu không hết nước kiên trì sử dụng sẽ cho hiệu quả đáng mong đợi.

nu-tam-that-trinh-nu-hoang-cung-va-danh-danh-giup-cai-thien-va-phong-ngua-chung-di-tieu-khong-het-hieu-qua.webp

Nụ tam thất, trinh nữ hoàng cung và dành dành giúp cải thiện và phòng ngừa chứng đi tiểu không hết hiệu quả

Như vậy, chứng tiểu không hết có thể là một dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về đường tiết niệu của bạn. Thay đổi lối sống và sử dụng thảo dược thiên nhiên là những biện pháp lành mạnh giúp cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, hãy đi khám bác sĩ để có được lời khuyên tốt nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chứng tiểu không hết cũng như các bệnh lý hệ tiết niệu, bạn đọc vui lòng để lại bình luận dưới bài viết này để được chúng tôi tư vấn thêm nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.webmd.com/prostate-cancer/types-of-prostate-disease

https://www.webmd.com/urinary-incontinence-oab/problems-peeing

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/benign-prostatic-hyperplasia/symptoms-causes/syc-20370087

Mua hàng online
nhận hàng tại nhà

Mua ngay
(Miễn phí)

Danh sách nhà thuốc

Tiền liệt tuyến Á Âu

Xem ngay

Bình luận