Tiểu không tự chủ, không nhịn được tiểu là một triệu chứng đường niệu hay gặp ở người già. Tình trạng này có nhiều mức độ, từ nhẹ như són tiểu khi ho, hắt hơi đến nghiêm trọng hơn là tự động tiểu đột ngột. Vậy tiểu không tự chủ là gì, nguyên nhân và cách khắc phục thế nào, cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Tiểu không tự chủ là gì?
Tiểu không tự chủ hay tiểu són là sự mất kiểm soát, không tự điều khiển được việc bài tiết nước tiểu từ bàng quang, khiến nước tiểu bị rò rỉ ra khỏi cơ thể. Đi kèm với chứng tiểu són, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng như: Tăng số lần đi tiểu, tiểu về đêm, nước tiểu són ra khi ngủ,...
Nhận biết sớm, chính xác đặc điểm của từng loại tiểu không tự chủ sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Tiểu không tự chủ được chia thành 4 loại chính, bao gồm:
Tiểu không tự chủ do gắng sức: Trường hợp này diễn ra khi bàng quang gặp áp lực, ví dụ lúc người bệnh ho, hắt hơi, nói cười lớn tiếng, vận động mạnh, vác vật nặng,...
Tiểu không kiểm soát do thôi thúc: Tình trạng này còn có tên gọi khác là tiểu không tự chủ chức năng. Đây là cảm giác cần đi tiểu gấp, không thể kiềm chế, són ra gần như ngay sau khi thấy buồn tiểu. Nhu cầu đi tiểu dễ bị thôi thúc bởi các yếu tố như đột ngột đổi tư thế, khi quan hệ tình dục, hoặc thậm chí chỉ cần nghe tiếng nước chảy,... Nhiều người còn phải đi tiểu rất nhiều lần về đêm. Ngoài ra, tình trạng này có thể là do tác dụng phụ của các thuốc bao gồm thuốc lợi tiểu, chống trầm cảm, thuốc an thần,...
Tiểu không tự chủ do căng thẳng: Khi căng thẳng làm chức năng thần kinh bị rối loạn sẽ tác động gây co thắt cơ trơn bàng quang và có thể dẫn đến chứng tiểu không tự chủ.
Tiểu mất kiểm soát hỗn hợp: Là sự kết hợp của các loại tiểu không tự chủ nói trên.
Tiểu không tự chủ thường được chia làm 4 loại chính
Nguyên nhân của tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ đem lại rất nhiều sự phiền toái cho người bệnh, khiến họ thấy bối rối và mất tự tin. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này rất đa dạng, từ bệnh lý, thai kỳ, dùng thuốc, phẫu thuật:
Phì đại tiền liệt tuyến: Ở đàn ông lớn tuổi, tiền liệt tuyến thường mở rộng, cản trở dòng nước tiểu, gây tiểu không tự chủ ở người già. Sự phì đại của tuyến này cũng gặp ở cả người bị u lành tính và ung thư tiền liệt tuyến.
Các bệnh ung thư tại vùng chậu: Ung thư bàng quang, tử cung, tiền liệt tuyến,... đều cản trở khả năng kiểm soát nước tiểu.
Phẫu thuật: Sự can thiệp bởi các liệu pháp ngoại khoa có thể phá vỡ các cấu trúc đường niệu. Ở nam giới, tiểu không tự chủ có thể là kết quả của phẫu thuật loại bỏ tiền liệt tuyến khi điều trị ung thư. Với nữ giới, cắt bỏ tử cung có thể gây tiểu són. Ngoài ra, các thủ thuật trên tuỷ sống lưng dễ ảnh hưởng dây thần kinh chi phối hoạt động của bàng quang và gây hiện tượng tiểu không tự chủ ở cả nam và nữ giới.
Mang thai: Tử cung của mẹ mở rộng hơn khi mang thai làm tăng áp lực bàng quang, gây tiểu không tự chủ. Áp lực tăng rõ rệt nhất là ở giai đoạn sắp sinh, hoặc khi thai nhi đổi vị trí. Tình trạng này có thể biến mất khi sinh xong.
Đẻ con nhiều lần: Điều này khiến cho các cơ và mô tử cung có thể bị suy yếu, dẫn đến các rối loạn vùng cơ sàn chậu, dễ gây tiểu không kiểm soát.
Phụ nữ mãn kinh: Phụ nữ sau mãn kinh, mô âm đạo bị mỏng đi, ảnh hưởng tới cả cấu trúc niệu đạo gần đó. Từ đó, dễ gây tiểu són.
Suy yếu các cơ vùng niệu đạo, sàn chậu: Tình trạng này làm giảm khả năng kiểm soát giữ nước tiểu của cơ bàng quang, gây tiểu không tự chủ. Nước tiểu tiết ra khi ho, cười, hắt hơi, vận động,...
Bàng quang co thắt đột ngột: Điều này khiến người bệnh tiểu ra bất chợt. Việc dùng một số thuốc, uống quá nhiều cà phê, bị bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang,... có thể gây co thắt bàng quang gây tiểu không tự chủ.
Bệnh đái tháo đường: Hay khát, uống nhiều và tiểu nhiều hơn bình thường là các dấu hiệu cảnh báo tiểu đường. Nếu không được kiểm soát, bệnh sẽ khiến bàng quang bị tổn thương không hồi phục và mất chức năng dẫn đến tiểu không kiểm soát.
Bệnh lý thần kinh: Các bệnh cột sống, đau thần kinh tọa, đột quỵ,... có thể làm các dây thần kinh kiểm soát các cơ đường niệu bị tổn thương gây giảm nhận thức về nhu cầu đi tiểu.
Mất ý thức: Co giật, đột quỵ, chấn thương vùng đầu làm cho người bệnh bất tỉnh. Khi đó người bệnh thường không kiểm soát được việc tiểu tiện.
Nhiễm trùng tại đường tiết niệu: Viêm bàng quang, viêm bể thận,... cũng có thể gây ra hiện tượng tiểu són, tiểu buốt.
Dùng thuốc: Thuốc lợi tiểu, chứa cafein,... có thể ảnh hưởng tới khả năng bài tiết nước tiểu, dẫn đến hiện tượng tiểu són.
Phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới là một trong những nguyên nhân gây tiểu són
Những ai có nguy cơ cao bị tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ có thể gặp ở cả nam và nữ. Ngoài các nguyên nhân trực tiếp, còn có những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tình trạng này, đó là:
- Người từ 80 tuổi trở lên: Nguy cơ tiểu không kiểm soát tăng dần theo tuổi do cơ bàng quang hoạt động yếu dần.
- Nam giới mắc các bệnh lý đường niệu, đặc biệt là u xơ, phì đại tuyến tiền liệt,... mà không được điều trị dứt điểm.
- Phụ nữ mang thai, sinh đẻ nhiều lần, mãn kinh: Ở những đối tượng này cấu trúc vùng niệu đạo cũng dần suy yếu, nên đây vừa là nguyên nhân, vừa là các nguy cơ gây tiểu són.
- Các đối tượng khác: Người thừa cân, hút thuốc lá, bị ho kéo dài, người mắc hội chứng chùm đuôi ngựa,... cũng là những đối tượng có nguy cơ cao bị tiểu không kiểm soát.
Tiểu không tự chủ và các cách chữa hiện nay
Để trị tiểu không tự chủ, cần loại bỏ nguyên nhân gây triệu chứng này. Đồng thời, tuỳ thuộc vào phân loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn các giải pháp phù hợp.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Thay đổi thói quen sinh hoạt là cách chữa tiểu không tự chủ được ưu tiên đầu tiên, khi chưa cần dùng thuốc. Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ về lối sống, giúp cải thiện chứng tiểu không tự chủ:
- Hạn chế uống các đồ uống chứa cafein như cà phê, trà,... do cafein làm tăng lượng nước tiểu, dễ tiểu són.
- Uống đủ nước, khoảng 2 lít mỗi ngày, để không ảnh hưởng khả năng kiểm soát của bàng quang, không uống quá nhiều hoặc quá ít.
- Giảm cân về cân nặng hợp lý: Béo phì, thừa cân cũng có thể là nguyên nhân gây tiểu són, nên hãy giữ cân nặng ở mức bình thường.
- Tập thể dục: Tập các bài tập ở vùng bàng quang, cơ sàn chậu, tăng cường sức khỏe cơ vùng chậu, góp phần cải thiện chứng tiểu són.
Các thuốc trị chứng tiểu không kiểm soát
Sử dụng thuốc điều trị chứng tiểu không tự chủ như thuốc chống bài niệu, tăng co cơ vòng niệu đạo,... là giải pháp được nhiều bác sĩ lựa chọn. Ưu điểm của cách chữa tiểu không kiểm soát này là tác dụng nhanh, nhưng không nên lạm dụng vì có nhiều tác dụng không mong muốn. Cách chữa chứng tiểu không kiểm soát này thường được áp dụng sau khi đã thay đổi lối sống mà triệu chứng vẫn không cải thiện. Một số thuốc thường dùng đó là:
- Duloxetine: Làm tăng co cơ vòng niệu đạo và áp lực trong bàng quang, ngăn tự động tiết nước tiểu. Thường dùng trong các trường hợp tiểu không tự chủ gắng sức mức độ trung bình và nặng. Uống hai viên mỗi ngày, từ 2 đến 4 tuần và đánh giá hiệu quả. Một số tác dụng phụ có thể gặp như mệt mỏi, buồn nôn, táo bón.
- Mirabegron: Giúp giãn các cơ bàng quang, tăng khả năng trữ nước tiểu. Thường uống 1 lần mỗi ngày, một số tác dụng phụ có thể gặp phải là phát ban, đánh trống ngực, nhiễm trùng đường niệu dưới.
- Desmopressin: Thuốc chống bài niệu có tác dụng trị tiểu đêm, giảm số lần thức dậy để đi tiểu buổi tối.
- Các thuốc khác: Tolterodine, Oxybutynin, Darifenacin,...
Phẫu thuật điều trị tiểu không tự chủ
Phẫu thuật điều trị tiểu không tự chủ thường được áp dụng khi điều trị nội khoa bằng thuốc không có hiệu quả, các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sức khỏe người mắc. Các trường hợp thường được cân nhắc chỉ định phẫu thuật điều trị bao gồm: Phì đại tiền liệt tuyến, sỏi bàng quang, sỏi thận,... Do có thể gặp rủi ro trong và sau quá trình phẫu thuật, nên biện pháp này luôn phải được cân nhắc trước khi quyết định.
>>> XEM THÊM: Các phương pháp mổ u xơ tiền liệt tuyến hiện nay.
Thảo dược phòng ngừa, hỗ trợ điều trị tiểu không tự chủ
Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, để khắc phục chứng tiểu không tự chủ an toàn, lâu dài, nhiều chuyên gia đã khuyên dùng các sản phẩm từ thảo dược. Điển hình là sản phẩm có chứa trinh nữ hoàng cung kết hợp bòng bong, hoàng cầm, dành dành vừa lành tính, vừa góp phần ức chế sự phát triển của khối u tuyến tiền liệt, cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ. Sản phẩm kết hợp các thảo dược này giúp hỗ trợ cải thiện, phòng ngừa các chứng tiểu són, tiểu đêm nhiều lần, tiểu dắt,... cho người bị u xơ, ung thư tiền liệt tuyến hiệu quả được nhiều người tin dùng.
Đặc biệt, trinh nữ hoàng cung - một loại thảo dược quý, đã được nghiên cứu và đăng tải trên Pubmed cho thấy tác dụng chống oxy hóa và ức chế sự phát triển của các khối u hiệu quả. Từ đó, trinh nữ hoàng cung làm giảm các chứng kích thích bàng quang, ngăn các yếu tố cản trở dòng nước tiểu, giúp giảm đáng kể tình trạng tiểu không tự chủ. Ngoài ra, sản phẩm chứa trinh nữ hoàng cung còn giúp chống viêm, ngừa nhiễm trùng, giảm phì đại u xơ, giảm nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh khác.
Trinh nữ hoàng cung - Dược liệu hỗ trợ điều trị tiểu không tự chủ hiệu quả, an toàn
Trên đây là lời giải đáp cho tiểu không tự chủ là gì, cùng thông tin về nguyên nhân, cách khắc phục tình trạng này. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải tình trạng tiểu không tự chủ hãy đi thăm khám sớm để xác định chính xác căn nguyên. Đồng thời sử dụng sản phẩm chứa trinh nữ hoàng cung, giúp sớm cải thiện triệu chứng tiểu không tự chủ cũng là giải pháp đang được nhiều người lựa chọn. Hãy để lại số điện thoại dưới bài viết nếu bạn vẫn còn có những thắc mắc về tình trạng tiểu không tự chủ, dược sĩ của chúng tôi sẽ liên hệ lại tư vấn chi tiết cho bạn.
Tài liệu tham khảo
https://www.nhs.uk/conditions/urinary-incontinence/symptoms/