Đái ra máu là bệnh gì? Các nguyên nhân, giải pháp khắc phục

Đái ra máu là bệnh gì? Đây là thắc mắc của nhiều độc giả khi bỗng nhiên gặp phải hiện tượng này. Theo các chuyên gia, hiện tượng xuất hiện máu trong nước tiểu là dấu hiệu cảnh báo hệ tiết niệu của bạn đang bị tổn thương nghiêm trọng hoặc các bệnh lý tại thận. Hãy cùng tìm hiểu đái ra máu là bệnh gì ngay dưới đây nhé!

Đái ra máu là bệnh gì? Đây là thắc mắc của nhiều độc giả khi bỗng nhiên gặp phải hiện tượng này. Theo các chuyên gia, hiện tượng xuất hiện máu trong nước tiểu là dấu hiệu cảnh báo hệ tiết niệu của bạn đang bị tổn thương nghiêm trọng hoặc các bệnh lý tại thận. Hãy cùng tìm hiểu đái ra máu là bệnh gì ngay dưới đây nhé!

Cách nhận biết tình trạng đái ra máu do bệnh lý

Đái ra máu là hiện tượng nước tiểu có màu đỏ, hồng. Theo thống kê, 95% các trường hợp bị đái ra máu do bệnh lý bắt nguồn từ những tổn thương nghiêm trọng ở hệ tiết niệu và các bệnh lý tại thận. Do đó bạn không nên chủ quan mà cần tìm hiểu rõ đái ra máu là bệnh gì và có hướng xử trí càng sớm càng tốt. Có một số cách để nhận biết chính xác tình trạng đái ra máu do bệnh lý như sau:

  • Nước tiểu có lẫn máu, màu đỏ hoặc hồng: Có người nước tiểu chỉ đỏ ở đoạn đầu, nhưng có người lại đỏ toàn bãi. Tuy nhiên có một số người nước tiểu lại hơi sậm màu hơn.
  • Đau buốt khi đi tiểu, đau bụng dưới, tiểu rắt, cảm giác tiểu không hết, sốt,... 

Tuy rằng ở mỗi giai đoạn và mỗi tình trạng thì đái ra máu có biểu hiện khác nhau. Nhưng có một đặc điểm chung ở nước tiểu của người bệnh là khi để lâu, màu nước tiểu sẽ chuyển dần sang đen. Đó là quá trình oxy hóa của hồng cầu. Khi ra ngoài môi trường thì máu từ màu đỏ sẽ chuyển dần sang đen.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý, có một số trường hợp cũng có hiện tượng đái ra màu đỏ nhưng là do chế độ ăn uống, thời kỳ kinh nguyệt,... Để loại trừ nguyên nhân không phải do bệnh lý, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Bạn đang ở trong kỳ kinh nguyệt không?
  • Bạn có vô tình ăn nhiều thực phẩm có màu đỏ: Thanh long đỏ, củ dền,... không? 

Nếu hiện tượng đái ra màu đỏ là do nguyên nhân này thì nước tiểu có màu đỏ trong thời gian ngắn. Sau 2-3 ngày, nước tiểu của bạn lại trở về bình thường.

dai-ra-mau-la-hien-tuong-nuoc-tieu-co-mau-do.webp

Đái ra máu là hiện tượng nước tiểu có màu đỏ

Đái ra máu là bệnh gì?

Đái ra máu là dấu hiệu báo động bạn có thể đang mắc một bệnh lý nào đó. Và trong một số trường hợp ta có thể dựa vào tính chất của nước tiểu để sơ bộ xác định bệnh. 

Đái ra máu do nhiễm trùng đường niệu

Nếu hỏi đái ra máu là bệnh gì thì nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm khuẩn tiết niệu. Có nhiều thể nhiễm trùng nhưng đều dẫn đến một triệu chứng chung là đái ra máu.

Khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiểu, chúng sẽ gây viêm tại đó. Cụ thể là viêm cầu thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo hoặc viêm tuyến tiền liệt. Các tổ chức viêm làm phá hủy lớp mô và mạch máu tại đó. Kết quả là hồng cầu từ trong mạch máu có thể thoát ra, hòa vào nước tiểu đi ra ngoài.

dai-ra-mau-la-benh-gi.webp

Đái ra máu là bệnh gì?

Sỏi thận làm đi tiểu ra máu

Sự hình thành sỏi sẽ làm cản trở chức năng lọc nước tiểu của thận. Lâu dần sẽ làm giãn các lỗ lọc cầu thận khiến cho hồng cầu dễ dàng đi qua. Khi đó toàn bộ lượng nước tiểu của bạn sẽ có màu đỏ. Đặc biệt, những người có thói quen ăn uống không lành mạnh rất dễ bị sỏi thận.

U tuyến tiền liệt làm nam giới tiểu ra máu

U xơ tiền liệt tuyến chính là lời giải đáp thắc mắc đái ra máu là bệnh gì ở nam giới. Đối với đàn ông ngoài 50, tuyến tiền liệt dễ bị viêm nhiễm, phì đại. Khi đó, hồng cầu có khả năng thoát ra ngoài gây ra hiện tượng nước tiểu có màu đỏ, hồng. 

Màu đỏ của nước tiểu ở người bệnh bị u tiền liệt tuyến thường ở đầu bãi. Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm thấy đau buốt, khó đi tiểu, tiểu nhiều lần về đêm. Đó là do sự phì đại của tuyến tiền liệt chèn ép lên đường dẫn tiểu.

Các bệnh lý nghiêm trọng gây đái ra máu

Viêm cầu thận cấp, ung thư thận, bệnh thận đa nang, ung thư tiền liệt tuyến,... là những bệnh lý nguy hiểm cũng gây ra hiện tượng đái ra máu khá phổ biến hiện nay. Khi đó bạn có thể nhận thấy nước tiểu có màu đỏ sậm, đau dữ dội ở vùng bụng dưới, bí tiểu, phù,...

Dai-ra-mau-co-the-do-nhieu-benh-ly-nghiem-trong.webp

Đái ra máu có thể do nhiều bệnh lý nghiêm trọng

Đái ra máu có nguy hiểm không?

Đái ra màu đỏ là một triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị sớm. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu tình trạng đái ra máu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời: 

Lan tỏa nhiễm trùng

Tiểu ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng tại niệu đạo. Từ một ổ nhiễm trùng tại niệu đạo, vi khuẩn có thể theo dòng nước tiểu và gây nhiễm trùng tại các cơ quan khác. Ví dụ như gây viêm tại đài bể thận, bàng quang, tuyến tiền liệt. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị nhiễm trùng máu.

Nguy cơ bội nhiễm

Sự xuất hiện của máu cùng với những thành phần khác trong nước tiểu là một trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Điều này dễ gây ra viêm nhiễm ở bàng quang, thận và các bộ phận sinh dục, từ đó gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến các cơ quan này.

Biến chứng suy thận

Đái ra máu không trực tiếp gây suy thận. Tuy nhiên, tình trạng viêm, phì đại tuyến tiền liệt, sỏi tiết niệu sẽ làm cản trở quá trình đào thải nước tiểu. Nước tiểu ứ đọng sẽ tạo gánh nặng lớn lên thận. Lâu dần chức năng thận sẽ suy giảm và hậu quả là suy thận. Người bệnh sẽ bị phù các chi, bí tiểu, tăng huyết áp và tích tụ độc tố. Nếu đang tìm hiểu đái ra máu là bệnh gì thì biến chứng suy thận là một trong những hậu quả nguy hiểm mà bạn cần lưu tâm.

Thảo dược hỗ trợ cải thiện chứng tiểu ra máu

Thảo dược có thể giúp bạn gỡ bỏ nỗi lo ngại về tình trạng đái ra máu. Bởi dùng thảo dược luôn mang lại hiệu quả cải thiện và kiểm soát các bệnh một cách an toàn cho người bệnh.

Khi tìm kiếm về đái ra máu là bệnh gì? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này hiệu quả, an toàn? Bên cạnh các phương pháp điều trị căn nguyên theo tây y thì còn có một giải pháp được rất nhiều người bệnh đánh giá cao đó là sử dụng cao trinh nữ hoàng cung. Nhiều công trình khoa học đã chứng minh trong trinh nữ hoàng cung có chứa alcaloid, crinafoline và crinafolidine có tác dụng sát khuẩn, làm tiêu khối u và chống oxy hóa, từ đó hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt rất tốt, cải thiện tình trạng đái ra máu hiệu quả. 

Để nâng cao hiệu quả cải thiện và phòng ngừa tình trạng đái ra máu, bạn nên sử dụng thêm các thảo dược khác như: Nụ tam thất, dành dành, bòng bong,... cũng góp phần ngăn ngừa các nguyên nhân gây chứng đái ra máu. Cụ thể, những thảo dược này giúp tăng cường chức năng miễn dịch, ngăn ngừa viêm nhiễm từ đó giúp làm giảm nguy cơ gặp phải biến chứng bệnh. Đặc biệt, nụ tam thất còn có khả năng ức chế sự phát triển của khối u xơ tiền liệt tuyến ở nam giới, làm giảm các triệu chứng bệnh, trong đó có tình trạng tiểu ra máu. Sử dụng các thảo dược này thường xuyên giúp phòng ngừa những nguyên nhân gây chứng tiểu ra máu, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe một cách an toàn, hiệu quả.

trinh-nu-hoang-cung-ho-tro-dieu-tri-dai-ra-mau-an-toan-hieu-qua.webp

Trinh nữ hoàng cung hỗ trợ điều trị đái ra máu an toàn, hiệu quả

>>> XEM THÊM: Ăn gì để chữa tiểu ra máu ở nam giới.

Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc đái ra máu là bệnh gì cũng như biện pháp cải thiện hợp lý, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chứng tiểu ra máu cũng như các bệnh lý hệ tiết niệu, bạn đọc vui lòng để lại bình luận dưới bài viết này để được chúng tôi thư vấn thêm nhé!

Tài liệu tham khảo

https://www.healthline.com/health/urine-bloody

https://www.webmd.com/digestive-disorders/blood-in-urine-causes

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/blood-in-urine/symptoms-causes/syc-20353432

Mua hàng online
nhận hàng tại nhà

Mua ngay
(Miễn phí)

Danh sách nhà thuốc

Tiền liệt tuyến Á Âu

Xem ngay

Bình luận