Đau khi đi tiểu - Dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm

Đau khi đi tiểu là cảm giác đau buốt, khó chịu mỗi lần tiểu tiện. Tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh về đường tiết niệu, tuyến tiền liệt hay bộ phận sinh dục. Dưới đây là nguyên nhân gây đau khi đi tiểu và cách khắc phục tình trạng này.

7 nguyên nhân gây đau khi đi tiểu

Đau khi đi tiểu là sự xuất hiện cảm giác đau buốt tại bộ phận sinh dục, xương mu hoặc là vùng bụng dưới mỗi khi tiểu tiện. Tiểu đau buốt có thể xuất hiện ở cả nam và nữ giới. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, cụ thể:

Viêm niệu đạo gây tiểu đau buốt

Niệu đạo là bộ phận có vai trò dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài môi trường. Do vậy, đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây viêm nhiễm. Chính điều này sẽ dẫn đến cảm giác nóng rát khi đi tiểu, đôi khi có cả mủ xuất hiện trong nước tiểu.

Viêm bàng quang gây đau khi đi tiểu

Vi khuẩn từ niệu đạo có thể ngược dòng xâm nhập đến bàng quang và gây ra viêm nhiễm bộ phận này. Viêm bàng quang làm đau buốt mỗi khi đi tiểu, đi kèm với đó có thể là chứng tiểu rắt và căng tức vùng bụng dưới.

viem-bang-quang-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-gay-dau-khi-di-tieu.webp

Viêm bàng quang là một trong những nguyên nhân gây đau khi đi tiểu

Đau khi tiểu tiện do viêm thận

Thận là cơ quan chính trong hệ tiết niệu, đóng vai trò lọc máu và đào thải các chất độc. Khi thận bị viêm nhiễm, chức năng của cơ quan này sẽ bị suy yếu có gây ra chứng tiểu đau buốt.

Sỏi tiết niệu gây đau khi đi tiểu

Sự lắng đọng các tinh thể trong bàng quang, niệu đạo, thận lâu ngày sẽ hình thành những viên sỏi tiết niệu. Các viên sỏi tiết niệu này ngày càng to lên sẽ cản trở sự đào thải nước tiểu ra bên ngoài gây ứ đọng thậm chí là tắc đường tiểu. Theo đó, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như: Đau khi đi tiểu, tiểu khó, bí tiểu, thậm chí là vô niệu.

Phụ nữ mang thai

Do thai nhi lớn nên chèn ép vào đường tiết niệu dẫn đến sự ứ đọng nước tiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và gây viêm nhiễm. Chính những điều này gây cảm giác đau buốt mỗi khi đi tiểu ở phụ nữ mang thai.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới đau khi đi tiểu như: Viêm nhiễm bộ phận sinh dục, bệnh đái tháo đường, nóng trong người,...

Viêm tuyến tiền liệt

Viêm tiền liệt tuyến thường rất xảy ra ở nam giới độ tuổi trung niên. Viêm nhiễm làm kích thước tuyến này to lên gây chèn ép lên bàng quang làm quá trình đào thải nước tiểu bị tắc nghẽn. Từ đó, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như: Tiểu rắt, tiểu lắt nhắt, tiểu ngắt quãng, tiểu đau buốt hoặc đau vùng bụng dưới.

Phì đại tuyến tiền liệt

Kích thước tuyến tiền liệt tăng lên bất thường gây chèn ép lên niệu đạo và bàng quang dẫn tới cảm giác đau khi đi tiểu. Đi kèm với tình trạng này có thể là các biểu hiện như: Tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu rắt,...

phi-dai-tien-liet-tuyen-co-the-gay-ra-tinh-trang-dau-khi-di-tieu.webp

Phì đại tiền liệt tuyến có thể gây ra tình trạng đau khi đi tiểu

>>> Xem thêm: Đái buốt uống thuốc gì? 5 cách điều trị đái buốt tại nhà

Tổng hợp cách chữa đau khi đi tiểu hiệu quả

Cách chữa đau khi đi tiểu đang là mối quan tâm của nhiều người bệnh. Dưới đây sẽ là 5 cách chữa đau khi đi tiểu đơn giản, hiệu quả.

Dùng cây mã đề chữa đau khi đi tiểu

Theo Đông y, mã đề được biết đến là một loại thảo dược quý có công dụng thanh nhiệt, chống viêm, lợi tiểu, giải độc tố. Ngoài ra, mã đề còn là vị thuốc thường được sử dụng để chữa trị các bệnh lý về đường tiết niệu - nguyên nhân gây đau buốt khi đi tiểu.

Có 2 cách để sử dụng mã đề chữa tiểu buốt đó là:

  • Cách 1: Nguyên liệu gồm có 50g lá mã đề khô và 1,5 lít nước đem hãm làm trà.
  • Cách 2: Dùng 20-40g mã đề và 1,5 lít nước rồi đun sôi nhỏ lửa, đến khi còn khoảng 500ml nước thì ngừng và chia thành 2 lần uống trong ngày.

Lưu ý: Thời gian tốt nhất để dùng mã đề là vào buổi sáng, sau ăn 30 phút. Cần thận trọng khi sử dụng mã đề cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.

Chữa đau khi đi tiểu bằng râu ngô

Từ xa xưa, thức uống từ râu ngô đã được biết đến như một loại nước thanh nhiệt giải độc. Ngoài ra, râu ngô còn được biết đến như một loại thảo dược chữa chứng tiểu đau buốt hiệu quả. Các bước thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm có: Râu ngô, bông mã đề, rễ cỏ tranh, đậu đen, củ sả.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả những nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên đi rửa sạch và phơi khô. Sau đó lấy những nguyên liệu này với tỷ lệ bằng nhau đem sắc với nước uống 2-3 lần mỗi ngày. 

Dùng sắn dây chữa đau khi đi tiểu

Trong những cách chữa tiểu đau buốt tại nhà thì bột sắn dây là một trong những cách được nhiều người bệnh áp dụng nhất. Sắn dây có tính mát, vị ngọt, tác dụng lên các bộ phận hô hấp, tiêu hóa và tiết niệu. Bột sắn dây thường được sử dụng để: Giải rượu, làm mát cơ thể trong những trường hợp nóng trong, lợi tiểu, trị tiểu đường, giải khát.

Người bệnh bị đau khi đi tiểu có thể sử dụng bột sắn dây để cải thiện tình trạng này như sau: Lấy 10g bột sắn dây hòa cùng nước để uống mỗi ngày. Nên duy trì trong vòng 10 ngày để hiệu quả đạt được cao nhất.

Chữa tiểu đau buốt bằng mồng tơi

Mồng tơi là loại rau quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam nhưng ít ai biết đến loại rau này có thể giúp cải thiện chứng đau khi đi tiểu. 

Theo Đông y, mồng tơi có tính lạnh, vị chua ngọt, giúp nhuận tràng. Dân gian thường sử dụng loại rau này để chữa một số chứng bệnh như: Tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu buốt, kiết lỵ,… Để chữa tiểu đau buốt với rau mồng tơi, người bệnh chỉ cần lấy cọng và lá mồng tơi đem rửa sạch, để ráo rồi đun sôi với nước. Cắt lấy nước uống mỗi ngày để đẩy lùi chứng bệnh này tốt hơn.

Lưu ý, do mồng tơi có tính lạnh, vì thế không nên sử dụng cho những người thể hàn (thường xuyên bị lạnh chân, tay, bụng).

Dùng thuốc điều trị đau khi đi tiểu

Các thuốc sử dụng trong điều trị chứng đau buốt sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đối với nguyên nhân do viêm nhiễm thì người bệnh sẽ được chỉ định kháng sinh như: Cefuroxim, penicilin, cefotaxim, azithromycin, erythromycin,... Đối với nguyên nhân do bệnh phì đại tiền liệt tuyến thì các thuốc được dùng có thể là: Alfuzosin, terazosin, doxazosin và tamsulosin.

dung-thuoc-tay-y-de-cai-thien-chung-dau-buot-khi-di-tieu.webp

Dùng các thuốc tây y để cải thiện chứng đau buốt khi đi tiểu

Phòng ngừa chứng đau khi đi tiểu

Để ngăn ngừa tình trạng này, người bệnh cần phải thực hiện một số biện pháp sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học: Theo các chuyên gia, một chế độ ăn nhiều rau xanh, quả tươi, bổ sung đạm thực vật rất tốt cho việc ngăn ngừa nguyên nhân gây nên chứng tiểu đau buốt.
  • Vận động bằng cách tập luyện các môn thể thao, bài thể dục thường xuyên.
  • Ngủ đủ giấc, không thức quá khuya.
  • Đi tiểu ngay khi có nhu cầu, không được nhịn tiểu.
  • Cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày.
  • Sử dụng các thuốc đúng theo chỉ dẫn từ bác sĩ, không được tự ý tăng liều hay giảm liều.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để nắm bắt được tình trạng cơ thể bạn.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng bổ sung thêm các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên. Trong đó, sản phẩm chiết xuất từ trinh nữ hoàng cung rất có lợi trong việc tăng cường miễn dịch và chống viêm nhiễm. Kết quả của nghiên cứu trên Pubmed cho thấy, trinh nữ hoàng cung có khả năng ức chế phản ứng viêm và hạn chế sự gia tăng kích thước tuyến tiền liệt rất tốt. Nhờ vậy, các triệu chứng bệnh được cải thiện trong đó có tình trạng đau khi đi tiểu.

trinh-nu-hoang-cung-gop-phan-cai-thien-chung-dau-buot-khi-di-tieu.webp

Trinh nữ hoàng cung góp phần cải thiện chứng đau buốt khi đi tiểu

Như vậy, đau khi đi tiểu do nhiều nguyên nhân gây nên. Để ngăn ngừa tình trạng này, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc dân gian, những thuốc điều trị và các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên. Bạn đọc hãy để lại số điện thoại bên dưới bài viết để được chúng tôi giải đáp thêm về chứng tiểu đau buốt này nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/urination-painful

https://www.webmd.com/women/dysuria-causes-symptoms

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15176-dysuria-painful-urination

Mua hàng online
nhận hàng tại nhà

Mua ngay
(Miễn phí)

Danh sách nhà thuốc

Tiền liệt tuyến Á Âu

Xem ngay

Bình luận