Bí tiểu và sự nguy hiểm của chứng bệnh này

Bí tiểu là một trong những triệu chứng khó chịu điển hình của bệnh phì đại tuyến tiền liệt - căn bệnh đặc trưng của nam giới. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về chứng bí tiểu.

Bí tiểu và biểu hiện

Hoạt động tiểu tiện diễn ra bình thường là sự kết hợp nhịp nhàng giữa sự giãn nở của cổ bàng quang và sự co bóp của bàng quang. Chứng bí tiểu là khi trong bàng quang chứa đầy nước tiểu khiến người bệnh không đi tiểu được, hoặc có thể đi tiểu không hết nước. Người bệnh mắc chứng này sẽ luôn có cảm giác muốn đi tiểu.

Chứng bí tiểu có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới. Trong đó, nam giới có tỷ lệ bị bí tiểu cao hơn nữ giới gấp 10 lần, đặc biệt là ở những người mắc bệnh về tuyến tiền liệt. Nam giới trong độ tuổi trung niên trở lên sẽ dễ gặp phải chứng bí tiểu này hơn.

Có hai loại bí tiểu đó là cấp tính và mạn tính.

Ở bí tiểu cấp tính sẽ có biểu hiện là người bệnh có cảm giác muốn đi tiểu nhưng lại không đi được. Điều này làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, tức và đau vùng bụng dưới. Tình trạng này kéo dài lâu ngày có thể ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.

Ở bí tiểu mạn tính thì thời kỳ đầu biểu hiện của bệnh không rõ ràng. Người bệnh có thể không phát hiện ra triệu chứng ở giai đoạn đầu của bệnh. Về lâu dài sẽ xuất hiện biểu hiện người bệnh đi tiểu được nhưng nước tiểu bị ứ đọng không được thải hết ra ngoài.

chung-bi-tieu-gay-dau-tuc-kho-chiu.webp

Chứng bí tiểu gây đau tức, khó chịu

Mức độ nguy hiểm của bí tiểu

Dù thuộc phân loại nào đi chăng nữa thì bí tiểu cũng có thể gây ra những biến chứng khôn lường. Người mắc chứng bí tiểu có thể gặp phải những mối nguy hại đến sức khỏe như sau:

Bí tiểu, tiểu không hết dẫn đến tình trạng mắc tiểu nhiều lần. Điều này khiến người bệnh đứng ngồi không yên gây ảnh hưởng không ít đến tâm lý, đời sống và công việc của người bệnh. Đặc biệt, người bệnh sẽ khó chịu hơn khi về đêm, giấc ngủ, tâm lý sẽ bị ảnh hưởng. Mất ngủ kéo dài, stress càng cao làm chất lượng cuộc sống của người bệnh càng suy giảm.

Sự ứ đọng nước tiểu diễn ra trong thời gian dài sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm nhiễm bàng quang. Nếu các yếu tố viêm nhiễm này đi ngược dòng có thể gây ra viêm thận thậm chí là suy thận.

>>> Xem thêm: Rối loạn tiểu tiện ở nam giới - Triệu chứng và nguyên nhân

Các bệnh lý gây ra bí tiểu

Có nhiều bệnh lý có thể gây ra chứng bí tiểu. Nếu sự co bóp của thành bàng quang không đủ mạnh có thể là do sự dẫn truyền thông tin từ thần kinh trung ương tới bàng quang, niệu đạo bị ảnh hưởng. Các bệnh lý dẫn tới nguyên nhân này có thể kể đến như:

  • Các bệnh lý về bàng quang như: Viêm bàng quang, chai xơ thành bàng quang, cổ bàng quang xơ cứng,...
  • Chấn thương vỡ xương chậu, chấn thương cột sống.
  • Các bệnh khác: Thoát vị đĩa đệm, khối u đè ép lên tủy sống, tai biến mạch máu não, bệnh đa xơ cứng,...

Ở một số trường hợp, sỏi bàng quang có thể di chuyển tới lỗ thông niệu đạo và bàng quang. Sỏi bịt kín lỗ này khiến cho nước tiểu bị ứ đọng, tắc nghẽn không thể đi theo đường tiểu ra ngoài gây nên chứng bí tiểu.

Các bệnh lý như viêm niệu đạo mạn tính dẫn tới xơ hóa, niệu đạo xơ cứng, chít hẹp niệu đạo do vi khuẩn gây viêm nhiễm cũng có thể gây ra chứng bí tiểu.

Bệnh lý tuyến tiền liệt như: Phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt... cũng có thể dẫn tới bí tiểu. Ngoài ra, chứng bí tiểu ở nữ giới cũng có thể do các bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng.

Chứng táo bón: Khối phân cứng trong trực tràng có khả năng đẩy bàng quang gần sát với niệu đạo. Hiện tượng này làm cho niệu đạo bị chèn ép, đặc biệt trường hợp này nếu kết hợp với chứng sa trực tràng thì có thể là một trong những nguyên nhân gây ra chứng bí tiểu.

Các khối u trong vùng tiểu khung như: Ung thư cổ tử cung, ung thư trực tràng, ung thư thận,... khi di căn đến vùng tiểu khung có thể đè nén lên vùng cổ bàng quang dẫn tới bí tiểu.

tang-sinh-te-bao-tuyen-tien-liet-lanh-tinh-cung-gay-ra-bi-tieu.webp

Tăng sinh tế bào tuyến tiền liệt lành tính cũng gây ra bí tiểu

Giải pháp khắc phục bí tiểu

Nguyên tắc điều trị bí tiểu là làm sao để nước tiểu được giải phóng và giảm áp lực lên bàng quang, giảm các biểu hiện khó chịu, đau tức. Đối với từng trường hợp sẽ có những phương pháp chữa chứng bệnh này khác nhau.

Chữa bí tiểu theo tây y

Các phương pháp chữa bí tiểu theo tây y thường được áp dụng đó là dùng thuốc tây y, phẫu thuật. 

Thuốc chữa phì đại tuyến tiền liệt

Ở nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt, người bệnh sẽ được chỉ định một số loại thuốc. Các thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của khối u và giảm thiểu các triệu chứng, trong đó có chứng bí tiểu. Một số nhóm thuốc có thể kể đến như:

Thuốc chẹn alpha 1: Alfuzosin (Xatral), tamsulosin, terazosin (Hytrin), doxazosin và prazosin. Các thuốc trong nhóm này có tác dụng làm giãn cơ trơn cổ bàng quang, tuyến tiền liệt và thành mạch. Từ đó, tình trạng tắc nghẽn niệu đạo do phì đại tuyến tiền liệt được cải thiện, người bệnh đi tiểu dễ dàng hơn.

Ngoài ra, một số thuốc như kháng androgen thông qua sự ức chế enzym 5- alpha- reductase như: Finasteride, Dutasteride thường được sử dụng phối hợp với những thuốc trên để làm giảm những triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt.

Sử dụng các thủ thuật thông tiểu cho người bị chứng bí tiểu

Tuy nhiên thủ thuật cần phải được thực hiện bởi nhân viên y tế, trong điều kiện vô khuẩn để tránh viêm nhiễm đường tiết niệu.

Điều trị bệnh chít hẹp niệu đạo

Đối với chứng bệnh này, mô sẹo niệu đạo sẽ được mở bằng bóng bay và ống thông. Hình thức phẫu thuật mở sẹo bằng cách di chuyển dao hoặc tia laser niệu đạo để cắt cũng là một lựa chọn.

Điều trị những vấn đề ở hệ thần kinh

Nếu tình trạng ứ đọng nước tiểu liên quan đến hệ thần kinh, người bệnh có thể phải tự dùng ống thông tiểu tại nhà.

Chữa bí tiểu bằng thảo dược

Bên cạnh sử dụng các phương pháp cải thiện bệnh bằng tây y, người bệnh có thể bổ sung thêm các thảo dược hỗ trợ. Một trong những thảo dược được đánh giá đem lại nhiều lợi ích cho người mắc chứng bí tiểu cũng như bệnh về tuyến tiền liệt cây trinh nữ hoàng cung, nụ tam thất. Không chỉ đem lại lợi ích cho nam giới trong trị bệnh tuyến tiền liệt, các thảo dược này còn có lợi ích rất lớn đối với chị em phụ nữ trong điều trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng.

Trinh nữ hoàng cung là một vị thuốc đa công dụng. Có rất nhiều tác dụng của Trinh nữ hoàng cung có thể kể đến như: Ức chế khối u phát triển, ngăn ngừa oxy hóa, kích thích sản sinh miễn dịch, bảo vệ các tế bào thần kinh,... Đối với nam giới bị bệnh về tuyến tiền liệt, vị thuốc giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, đẩy lùi các triệu chứng, trong đó có bí tiểu hiệu quả.

Kể từ thời xa xưa, tam thất đã được coi là một loại dược liệu quý, hỗ trợ bồi bổ sức khỏe cho con người. Trong dược liệu này có thành phần hóa học chính là hợp chất saponin. Nhờ những hoạt chất trong nhóm này mà tam thất có khả năng bồi bổ cơ thể, ngăn chặn sự phát triển của các khối u, các tế bào ung thư. Tam thất có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch, nang cao đề kháng. Sử dụng nụ tam thất còn giúp dưỡng tâm, trấn an tinh thần.

trinh-nu-hoang-cung-tot-cho-nguoi-bi-bi-tieu.webp

Trinh nữ hoàng cung tốt cho người bị bí tiểu

Cách ngăn ngừa bí tiểu

Nắm vững một số phương pháp dưới đây sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc ngăn ngừa chứng bí tiểu.

  • Tăng cường tập luyện thể thao, vận động thường xuyên, đều đặn.
  • Không ngồi lâu một chỗ, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh bàng quang mạn tính. Khi ngồi lâu 1 chỗ sẽ dẫn tới sự ứ đọng nước tiểu, nguy cơ dẫn đến bí tiểu sẽ càng cao hơn.
  • Kiểm soát và điều trị kịp thời các bệnh liên quan đến viêm nhiễm đường tiết niệu, bệnh về tuyến tiền liệt ở nam giới và tiểu khung đối với nữ giới.
  • Không nên nhịn quá lâu mỗi khi muốn đi tiểu tiện.
  • Thiết lập chế độ ăn, uống, nghỉ ngơi hợp lý. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả và uống các loại nước ép. Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, ăn quá mặn.

Bí tiểu là chứng bệnh gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt cũng như công việc của người mắc phải. Do đó, nắm vững các kiến thức về bệnh sẽ giúp bạn tránh khỏi nguy cơ mắc. Người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của nhân viên y tế và kết hợp sử dụng thảo dược hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh. Nếu muốn hiểu rõ hơn nữa về chứng bệnh cũng như các phương pháp cải thiện, bạn vui lòng để lại bình luận hoặc số điện thoại dưới bài viết nhé!

Tài liệu tham khảo: 

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15427-urinary-retention

https://www.healthline.com/health/urinary-retention

https://www.medicalnewstoday.com/articles/327417

Mua hàng online
nhận hàng tại nhà

Mua ngay
(Miễn phí)

Danh sách nhà thuốc

Tiền liệt tuyến Á Âu

Xem ngay

Bình luận