Chứng tiểu khó ở nam giới - Nguyên nhân và cách điều trị

Chứng tiểu khó thường xảy ra ở nam giới, đặc biệt là người cao tuổi. Tiểu khó ở nam giới gây nhiều khó khăn, phiền phức, thậm chí là mất ngủ ở người bệnh. Mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này và tìm ra giải pháp can thiệp an toàn, hiệu quả nhé! 

Tiểu khó là gì?

Thận giữ vai trò chính trong đào thải các chất cặn bã qua đường nước tiểu. Nước tiểu theo niệu đạo đi từ bàng quang qua dương vật và tuyến tiền liệt ra môi trường bên ngoài. Cơ thắt vân niệu đạo - một vòng cơ xung quanh niệu đạo ở đoạn gần với tuyến tiền liệt giúp lưu giữ nước tiểu trong bàng quang.

Tiểu khó được định nghĩa là tình trạng mà người bệnh phải rặn lâu, rặn mạnh khi đi tiểu thì nước tiểu mới ra được bên ngoài. Điều này làm cho người bệnh cảm thấy phiền phức, gây nhiều bất tiện, khó khăn. Tiểu khó này khiến người bệnh phải đi vệ sinh lâu hơn so với người bình thường. Khó tiểu không phải là một bệnh lý mà là một dấu hiệu bất thường của đường tiết niệu.

tieu-kho-o-nam-gioi-do-u-xo-tien-liet-tuyen.webp

Tiểu khó ở nam giới do u xơ tiền liệt tuyến

Dấu hiệu nhận biết

Những dấu hiệu của nam giới mắc chứng tiểu khó bao gồm:

  • Tiểu không hết: Khi đi tiểu xong, người bệnh không thấy nhẹ nhàng, thoải mái, thay vào đó là cảm giác nặng ở vùng dưới rốn hay vùng hạ vị.
  • Tiểu nhiều lần: Chính vì tiểu không hết nên người bệnh thường xuyên có cảm giác mắc tiểu, khoảng 15 - 30 phút lại phải đi một lần, rất bất tiện khi người bệnh đang ở những nơi công cộng hay di chuyển bằng tàu xe.
  • Tia nước tiểu yếu, nhỏ, thậm chí là tiểu xuống chân, mỗi khi đi tiểu người bệnh thường phải rặn mạnh.
  • Tiểu đau, tiểu rắt: Khi đi tiểu người bệnh sẽ cảm thấy đau buốt gây cảm giác khó chịu.

​​​​​​​>>> Xem thêm: Rối loạn tiểu tiện ở nam giới - Triệu chứng và nguyên nhân

Nguyên nhân gây tiểu khó

Một người có thể tiểu tiện bình thường là nhờ sự hoạt động phối hợp của các cơ quan trong hệ tiết niệu bao gồm ống niệu đạo, bàng quang, cổ bàng quang, lỗ niệu đạo hoạt động bình thường. Sự co bóp nhịp nhàng của bàng quang kết hợp với sự giãn nở của cổ bàng quang và ống niệu đạo hoạt động thông suốt sẽ khiến tiểu tiện diễn ra bình thường. Mặc dù chứng tiểu khó xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do sự bất thường của đường tiết niệu.

Bàng quang không co bóp

Tình trạng này hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, tai biến mạch máu não, liệt bàng quang, chấn thương vùng cột sống. Ngoài ra, do cổ bàng quang không giãn nở được bởi các yếu tố như do xơ chai, do hẹp cổ bàng quang cũng làm xuất hiện chứng tiểu khó. Không chỉ vậy, ở bệnh lý viêm bàng quang, chức năng của cơ quan này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây viêm và cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiểu tiện.

Phì đại tuyến tiền liệt

Tiền liệt tuyến là một cơ quan có kích thước khoảng 4x3 cm, dày 2,5cm, nặng 20 gam nằm ở đáy bàng quang. Vai trò của bộ phận này là tham gia vào quá trình tạo tinh dịch nhờ việc sản xuất ra chất nhờn. Tuyến tiền liệt là bộ phận chỉ có ở đàn ông và có kích thước lớn dần theo độ tuổi. Tuyến tiền liệt ôm vòng quanh cổ bàng quang, dòng nước tiểu chảy ra sẽ đi xuyên qua tuyến. Khi kích thước của tuyến này trở nên lớn hơn sẽ gây cản trở sự lưu thông nước tiểu và làm xuất hiện chứng tiểu khó, tiểu yếu, tiểu nhiều lần. Tiểu khó và nhiễm trùng đường tiểu nếu tái đi tái lại nhiều lần dẫn tới viêm bàng quang, viêm thận, thậm chí là suy thận.

Phì đại tiền liệt tuyến còn có tên gọi khác là u xơ tiền liệt tuyến thường gặp ở nam giới lớn tuổi và gây ra bệnh lý hẹp cổ bàng quang. Ở Việt Nam có khoảng 45% - 70% đàn ông lớn tuổi mắc bệnh này. Tỷ lệ nam giới mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt và mức độ nặng của bệnh lý thường tăng theo độ tuổi.

Tắc nghẽn, viêm niệu đạo

Tắc nghẽn niệu đạo thường xảy ra do sỏi niệu đạo hoặc do hẹp niệu đạo. Sự tắc nghẽn này chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng tiểu khó. Ngoài ra, khi vi khuẩn có điều kiện thuận lợi sẽ tạo ra các ổ viêm tại niệu đạo. Các ổ viêm phát triển cũng có thể gây tắc nghẽn niệu đạo làm cho việc đi tiểu của người bệnh trở nên khó khăn hơn.

Các bệnh lý khác

Các chứng bệnh như ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt cũng có thể chèn ép, tăng áp lực lên bàng quang, niệu đạo gây ra chứng tiểu khó.

viem-tuyen-tien-liet-la-nguyen-nhan-gay-ra-chung-tieu-kho.webp

Viêm tuyến tiền liệt là nguyên nhân gây ra chứng tiểu khó

Điều trị tiểu khó ở nam giới

Trước tiên, để xác định các phương pháp điều trị, người bệnh cần phải được tiến hành các phương pháp chẩn đoán bệnh lý. Việc chẩn đoán này chủ yếu tập trung xác định nguyên nhân để đưa ra liệu trình chữa trị đúng đắn cho người bệnh. Một số xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân gây chứng khó tiểu ở nam giới bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Mục đích của xét nghiệm này là để tìm chất đặc trưng của tuyến tiền liệt có tên là PSA. Khi nồng độ PSA trong máu cao thì có thể người bệnh đã mắc ung thư tiền liệt tuyến.
  • Chụp X-quang: Các nguyên nhân về sỏi tiết niệu sẽ được phát hiện bởi chụp X-quang. Trong trường hợp cần thiết người bệnh sẽ được chụp CT, MRI để xác định được chính xác nguyên nhân.
  • Siêu âm: Có thể xác định kích thước của tuyến tiền liệt nhờ siêu âm qua ngã trực tràng đồng thời nếu nghi ngờ ung thư người bệnh có thể được chỉ định sinh thiết tiền liệt tuyến.

Sau khi xác định được nguyên nhân, người bệnh sẽ được các bác sĩ đưa ra những chỉ định điều trị phù hợp. Cũng như bất kỳ căn bệnh nào, chứng tiểu khó cũng cần được điều trị sớm. Nếu để lâu, nước tiểu ứ đọng kéo dài không những gia tăng nguy cơ viêm nhiễm mà còn gây căng trướng hệ tiết niệu, dễ dẫn đến suy thận. Điều trị chứng tiểu khó dựa vào các nguyên nhân bao gồm:

  • Bàng quang co bóp kém: sử dụng thuốc kích thích co bóp bàng quang, thuốc chữa yếu và liệt bàng quang.
  • Sỏi tiết niệu: dùng máy tán sỏi, gắp sỏi, điều trị sỏi thận bằng thuốc Allopurinol.
  • Hẹp niệu đạo: dùng máy xẻ rộng, làm rộng niệu đạo.
  • Phì đại tiền liệt tuyến: điều trị bằng thuốc (chẹn alpha-1 và thuốc Finasteride), phẫu thuật tùy theo từng giai đoạn.
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu: Điều trị bằng các nhóm kháng sinh như Quinolon, Aminoglycosid.

Phòng ngừa chứng tiểu khó

Về cơ bản, thay đổi thói quen sinh hoạt và sử dụng thêm các thảo dược hỗ trợ là các cách phòng ngừa chứng tiểu khó thường được áp dụng.

Thay đổi lối sống

Để ngăn ngừa chứng tiểu khó và những bất lợi của chứng bệnh này thì việc thay đổi thói quen sống cũng giúp ích rất nhiều. Một số thay đổi nhỏ được gợi ý cho bạn như:

  • Uống nhiều nước: Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh.
  • Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, có chất liệu dễ chịu.
  • Tập luyện thể thao để cải thiện thể trạng.
  • Tránh các chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu, cà phê.
  • Ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ chiên rán, đồ ăn nhanh.
  • Quan hệ tình dục an toàn.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ

Thảo dược trinh nữ hoàng cung có tác động đến khối u tiền liệt tuyến - nguyên nhân gây chứng tiểu khó ở nam giới. Sử dụng thảo dược này giúp hỗ trợ hạn chế sự gia tăng kích thước khối u, ngăn ngừa quá trình oxy hóa và tăng cường miễn dịch, đề kháng của cơ thể. Các sản phẩm có chứa Trinh nữ hoàng cung không chỉ cho hiệu quả an toàn mà còn mang đến sự tiện dụng cho người dùng. Kết hợp trinh nữ hoàng cung trong chữa trị chứng tiểu khó sẽ giúp người bệnh nhanh chóng đạt được hiệu quả hơn.

su-dung-trinh-nu-hoang-cung-giup-cai-thien-chung-tieu-kho.webp

Sử dụng trinh nữ hoàng cung giúp cải thiện chứng tiểu khó

Tiểu khó ở nam giới do nhiều nguyên nhân tạo thành. Vì vậy, khi có triệu chứng tiểu khó người bệnh nên đến các bệnh viện có chuyên khoa tiết niệu để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và được can thiệp kịp thời. Đặc biệt đối với những nam giới trên 50 tuổi, cần đi khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện phì đại tiền liệt tuyến sớm. Nếu còn băn khoăn về bất cứ thông tin nào, bạn vui lòng để lại bình luận hoặc số điện thoại dưới bài viết nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/323105#causes-of-dysuria

https://health.clevelandclinic.org/help-for-men-who-have-trouble-urinating/

Mua hàng online
nhận hàng tại nhà

Mua ngay
(Miễn phí)

Danh sách nhà thuốc

Tiền liệt tuyến Á Âu

Xem ngay

Bình luận