Đái buốt uống thuốc gì? 5 cách điều trị đái buốt tại nhà

Đái buốt là tình trạng đau hoặc khó chịu khi đi tiểu, điển hình là cảm giác đau buốt. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy, đái buốt uống thuốc gì? Điều trị đái buốt tại nhà làm sao cho an toàn và hiệu quả?

Chữa đái buốt bằng thuốc tây y

“Đái buốt uống thuốc gì?” là băn khoăn của nhiều độc giả hiện nay. Rất nhiều người lựa chọn sử dụng các loại thuốc kháng sinh, giãn cơ,... để trị đái buốt. Lý do là bởi hầu hết các trường hợp bị tiểu buốt, tiểu rắt đều bắt nguồn từ bệnh lý đường tiết niệu như: Sỏi đường niệu, phì đại tuyến tiền liệt, viêm niệu quản,... Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về những loại thuốc trị đái buốt dưới đây.

Thuốc kháng sinh chữa đái buốt

Nhiễm vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tiểu buốt. Vậy, viêm đường tiết niệu gây đái buốt uống thuốc gì? Câu trả lời là kháng sinh! Kháng sinh sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu từ đó cải thiện các triệu chứng đái buốt, đái dắt hiệu quả. Kháng sinh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng từ 5-14 ngày, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mỗi người. 

Các thuốc kháng sinh trị đái buốt thường dùng là: Trimethoprim, Nitrofurantoin, Sulfamethoxazole hoặc các nhóm thuốc Macrolid, Quinolon,... Tuy nhiên, việc bạn sử dụng thuốc kháng sinh như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng viêm. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng.

khang-sinh-la-thuoc-tri-dai-buot-hieu-qua-nhung-khong-nen-dung-keo-dai.webp

Kháng sinh là thuốc trị đái buốt hiệu quả nhưng không nên dùng kéo dài

Thuốc kháng nấm trị đái buốt

Ngoài nhiễm khuẩn, nhiễm nấm cũng là nguyên nhân gây tiểu buốt phổ biến.  Thường gặp là tình trạng nhiễm nấm Candida tại âm đạo hoặc các bộ phận thuộc đường tiết niệu dưới. 

Fluconazole , Itraconazole, Amphotericin B,... là các thuốc kháng nấm thường được chỉ định để điều trị đái buốt do nhiễm nấm. Tùy thuộc vào triệu chứng và mức độ nặng mà thời gian dùng thuốc có thể là 3-5 ngày hoặc kéo dài hơn. Do đó, thuốc kháng nấm cũng là một lựa chọn khi bạn đang thắc mắc đái buốt uống thuốc gì.

Trị đái buốt bằng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau thường được chỉ định trong trường hợp viêm tuyến tiền liệt cấp, có sỏi tại đường niệu,... gây đau, đái buốt. Tác dụng của nhóm thuốc này giúp giảm nhẹ sự khó chịu, khiến người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.  

Các thuốc giảm đau thường dùng là Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac,... Một số thuốc ngoài công dụng giảm đau còn giúp kháng viêm tốt và cải thiện tình trạng phù nề niệu quản. 

Thuốc giãn cơ trơn chữa đái buốt

Thuốc giãn cơ trơn hay còn gọi là thuốc chống co thắt cũng được sử dụng để giảm nhẹ triệu chứng đau, đái buốt. 

Khi các cơ tại bàng quang, niệu quản bị kích thích dẫn đến co thắt và gây đau khi đi tiểu. Lúc này, các thuốc giãn cơ trơn giúp xoa dịu cơn đau quặn do sỏi hoặc đau do viêm bàng quang, viêm tại thận,... Một số thuốc chống co thắt có thể kể đến như: Nospa, Buscopan, Papaverin,...

dai-buot-uong-thuoc-gi-dung-thuoc-gian-co-tron.webp

Đái buốt dùng thuốc gì? Dùng thuốc giãn cơ trơn

Chữa đái buốt bằng thuốc chống trầm cảm

Thông thường, những người bị tiểu buốt do bệnh lý bàng quang và các rối loạn thần kinh liên quan sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc có tác dụng chống trầm cảm và ức chế thần kinh.

Một số loại thuốc điển hình thuộc nhóm này là: Oxybutynin, Tolterodine, Duloxetine,... Cơ chế hoạt động chung của chúng là tác động lên hệ thần kinh trung ương, từ đó giúp bàng quang co bóp điều độ và cải thiện tình trạng đau rát khi đi tiểu.

Thuốc đông y trị đái buốt

Thuốc đông y là một trong những giải pháp an toàn cho những ai đang thắc mắc đái buốt uống thuốc gì?

Trong đông y, chứng đái buốt hay niệu thống, được mô tả là cảm giác đau khi đi tiểu. Theo đó, nguyên nhân gây chứng tiểu buốt có thể là: Hạ tiêu có thấp nhiệt, tâm hỏa quá thịnh, can khí uất trệ, hạ tiêu huyết ứ, thận âm hư. Đồng thời, có nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng đái buốt, đái dắt. Cụ thể như:

  • Hạ tiêu thấp nhiệt: Dùng bài thuốc Tam kim bài thạch thang, Tiểu kế ẩm tử hoặc Tỳ giải phân thanh ẩm.
  • Tâm hỏa quá thịnh: Dùng bài thuốc Đạo xích tán hoặc Tả tâm thang.
  • Can khí uất trệ: Dùng bài thuốc Đan chi tiêu dao tán, Trầm hương tán.
  • Hạ tiêu huyết ứ: Dùng bài thuốc Thiếu phúc trục ứ thang gia kim tiền thảo, mộc thông.
  • Thận âm hư: Dùng bài thuốc Tri bá địa hoàng thang.

Đối với từng thể bệnh mà trong đông y có những bài thuốc giúp cải thiện triệu chứng đái buốt hiệu quả. Vì thế, để giải đáp cho thắc mắc đái buốt uống thuốc gì, người bệnh cũng cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh của mình.

bai-thuoc-dong-y-tri-dai-buot-can-phai-kien-tri-su-dung-trong-thoi-gian-dai-moi-thay-ro-hieu-qua.webp

Bài thuốc đông y trị đái buốt cần phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới thấy rõ hiệu quả

>>> Xem thêm: Đi tiểu bị đau rát ở nam giới dùng thảo dược có cải thiện không?

Mẹo chữa đái buốt tại nhà nhanh chóng, hiệu quả

Các mẹo dân gian chữa đái buốt tại nhà bằng củ sắn dây, giá đỗ, nước dừa cũng được nhiều người lựa chọn sử dụng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về mẹo chữa đái buốt tại nhà: 

Chữa tiểu buốt bằng củ sắn dây

Trong Y học cổ truyền, sắn dây có tính mát, vị ngọt, có tác dụng chữa tỳ vị hư hàn. Bột sắn dây có công dụng giải cảm, thanh nhiệt, thông tiểu, trị đái buốt rất tốt . 

Cách thực hiện: Dùng củ sắn dây tươi, rửa thật sạch với nước rồi thái thành từng lát mỏng rồi đem phơi nắng. Tiếp theo nghiền các lát sắn dây thành bột mịn. Mỗi lần dùng khoảng 10g, pha với nước uống hàng ngày. Kiên trì sử dụng trong vòng 10 ngày để đạt hiệu quả trị tiểu buốt tốt nhất. Khi đó người bệnh sẽ không phải đau đầu tìm hiểu đái buốt uống thuốc gì nữa.

Giá đỗ chữa tiểu buốt

Giá đỗ có vị ngọt, tính mát, không độc và có công dụng thanh nhiệt, sinh tân, tiêu thực, tiêu độc rất tốt. Cụ thể, giá đỗ có khả năng giảm viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Do đó, người bệnh có thể dùng loại thực phẩm này để hỗ trợ điều trị tiểu buốt. Giá đỗ là thực phẩm được sử dụng hàng ngày nên người bệnh không cần phải lo lắng về việc đái buốt uống thuốc gì để cải thiện nữa.

Cách thực hiện: Lấy 500g giá đỗ, rửa sạch với nước muối rồi đem luộc lấy nước. Chắt lấy phần nước và hòa cùng 50g đường phèn. Uống khi còn ấm và duy trì uống 5-6 lần 1 ngày.

Chữa tiểu buốt bằng nước dừa

Nước dừa chứa các chất dinh dưỡng có lợi giúp chống lại nấm, vi khuẩn và ký sinh trùng. Do đó, uống nước dừa có thể hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, từ đó làm giảm cảm giác đau buốt khi đi tiểu. 

nuoc-dua-ho-tro-tieu-buot-do-nhiem-khuan.webp

Nước dừa hỗ trợ trị tiểu buốt do nhiễm khuẩn

Trị tiểu buốt bằng kim ngân hoa

Đối với người mắc chứng đái buốt, kim ngân hoa giúp ức chế vi khuẩn, giảm viêm, giảm đau hiệu quả. Loại thuốc dược liệu này là lời giải đáp phù hợp cho câu hỏi đái buốt uống thuốc gì.

Cách thực hiện: Chuẩn bị kim ngân hoa, kim tiền thảo, cây mã đề mỗi vị 80g; râu ngô 150g và rễ cỏ tranh 50g. Sau đó, sắc các nguyên liệu trên cùng với nước. Cuối cùng, gạn lấy phần nước và chia ra uống 2 - 3 lần/ngày.

Trinh nữ hoàng cung chữa đái buốt

Nếu bạn đang thắc mắc: “Đái buốt uống thuốc gì?” thì trinh nữ hoàng cung là vị thuốc quý không thể bỏ qua. Nhiều công trình khoa học đã phát hiện ra rằng cây trinh nữ hoàng cung có chứa các chất alkaloids, crinafoline và crinafolidine. Chúng có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa và hạn chế sự phát triển của khối u. 

Trinh nữ hoàng cung hỗ trợ tốt cho việc điều trị phì đại tuyến tiền liệt và cải thiện tình trạng tiểu buốt. Người bệnh cũng có thể kết hợp trinh nữ hoàng cung với cây dành dành, nụ tam thất,... để thấy hiệu quả trị đái buốt rõ rệt.

Sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên không những có tác dụng cải thiện tốt mà còn không gây tác dụng phụ khi dùng trong thời gian dài. Do đó, những sản phẩm chứa thành phần trinh nữ hoàng cung rất phù hợp cho người mắc bệnh về tuyến tiền liệt có triệu chứng đái buốt.

trinh-nu-hoang-cung-giup-giam-dau-giam-viem-tai-duong-tiet-nieu.webp.webp

Trinh nữ hoàng cung giúp giảm đau, giảm viêm tại đường tiết niệu

Như vậy, những chia sẻ trên đã phần nào được giải đáp thắc mắc đái buốt uống thuốc gì. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần đi khám để xác định rõ nguyên nhân trước khi lựa chọn thuốc. Sử dụng thuốc Tây hay sản phẩm thảo dược đều mang đến những ưu điểm riêng trong quá trình điều trị. Do đó, người bệnh cần am hiểu và kiên trì trong quá trình sử dụng. Nếu bạn còn băn khoăn về tình trạng đái buốt, hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh nhất. Chúc bạn và gia đình sức khỏe dồi dào!

Tài liệu tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15176-dysuria-painful-urination

https://www.medicalnewstoday.com/articles/323105

https://www.healthline.com/health/urination-painfu

Mua hàng online
nhận hàng tại nhà

Mua ngay
(Miễn phí)

Danh sách nhà thuốc

Tiền liệt tuyến Á Âu

Xem ngay

Bình luận