Tiểu lắt nhắt là tình trạng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Đây là triệu chứng điển hình của các bệnh lý đường tiết niệu. Vậy, bạn có biết tiểu lắt nhắt là gì? Triệu chứng này cải thiện như thế nào? Liệu nó có thực sự đáng lo ngại? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tiểu lắt nhắt là gì?
Theo chuyên gia, tiểu lắt nhắt được định nghĩa là tình trạng đi tiểu liên tục từ 7-8 lần mỗi ngày trở lên, khoảng cách giữa các lần đi tiểu cực kỳ ngắn, mỗi lần chỉ ra một chút nước tiểu. Một số trường hợp còn không ra nước tiểu.
Tiểu lắt nhắt có thể kèm theo các triệu chứng điển hình như: Tiểu buốt, ớn lạnh khi đi tiểu, căng tức bàng quang lúc buồn tiểu, nước tiểu hôi, đục hoặc lẫn máu, mủ và đau vùng lưng hông.
Tiểu lắt nhắt là tình trạng đi tiểu liên tục và khoảng cách giữa các lần đi tiểu ngắn, lượng nước tiểu ít
Nguyên nhân phổ biến gây tiểu lắt nhắt
Tiểu lắt nhắt xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm sinh lý và bệnh lý. Cụ thể:
Nguyên nhân sinh lý
Các nguyên nhân sinh lý gây tiểu lắt nhắt có thể cải thiện được bao gồm:
- Mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng: Làm người bệnh thường xuyên mất ngủ.
- Sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị tăng huyết áp hoặc phù.
- Uống nhiều nước: Khiến thận phải đào thải liên tục lượng chất lỏng dư thừa ra ngoài qua đường tiết niệu.
- Táo bón: Khi bị táo bón, phân ứ đọng trong trực tràng có thể chèn ép lên bàng quang khiến người bệnh thường xuyên buồn tiểu, tiểu lắt nhắt nhiều lần.
- Ám ảnh tâm lý: Những tác động tâm lý trong cuộc sống có thể khiến người bệnh nảy sinh cảm giác sợ hãi, căng thẳng. Tình trạng này kéo dài khiến các cơ cổ bàng quang trở nên nhạy cảm và khó thực hiện được chức năng như bình thường, dẫn đến tiểu lắt nhắt và có thể kèm theo tiểu không kiểm soát được.
Nguyên nhân bệnh lý
Nhiều trường hợp, tiểu lắt nhắt có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm, bao gồm:
- Viêm tuyến tiền liệt: Thường gặp ở tuổi thanh niên và trung niên với triệu chứng tiểu lắt nhắt, tiểu rắt, tiểu khó,...
- U tuyến tiền liệt: Tiểu lắt nhắt ở nam giới chủ yếu do ung thư và u xơ tuyến tiền liệt (tăng sản lành tính tuyến tiền liệt), gây chèn ép niệu đạo, kích thích bàng quang.
- Hẹp niệu đạo: Là căn bệnh phổ biến ở nam giới. Bệnh gây đi tiểu lắt nhắt nhiều lần, khó chịu. Ngoài ra, hẹp niệu đạo còn dẫn đến bí tiểu, tiểu khó.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Ở nữ giới, niệu đạo thường ngắn và theo phương thẳng đứng nên dễ gặp các rối loạn tiểu tiện hơn. Người bệnh đi tiểu lắt nhắt kèm cảm giác đau buốt, nóng rát, nước tiểu màu hồng đỏ, mùi hôi khó chịu, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.
- Viêm bàng quang kẽ: Bệnh lý mạn tính này do bàng quang phải chịu áp lực lớn, dẫn đến hiện tượng vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu. Thậm chí, người bệnh còn xuất hiện triệu chứng đau vùng chậu, bụng dưới. Ban đầu, cơn đau âm ỉ, sau đó tăng dần và trở nên dữ dội.
- Bàng quang tăng hoạt (hay bàng quang hoạt động quá mức): Đây là tình trạng bàng quang co bóp không đúng thời điểm. Hiện tượng này gây cảm giác buồn tiểu đột ngột nhưng lượng nước tiểu ít hoặc nhỏ giọt.
- Suy tuyến thượng thận: Bệnh lý này có thể gây ra hiện tượng đi tiểu lắt nhắt ra máu. Nguyên nhân là do sự sản sinh quá mức cortisol làm rối loạn quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Ở người suy tuyến thượng thận có thể kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, uể oải, sức khỏe suy nhược, rối loạn tâm lý, chóng mặt, buồn nôn, đổ mồ hôi nhiều, cơ thể lạnh, huyết áp thấp và rối loạn nhịp tim.
- Suy giảm chức năng thận: Các chức năng của thận bị suy giảm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thải độc, lọc máu, sản xuất và đào thải nước tiểu, dẫn đến tiểu lắt nhắt, chán ăn, mệt mỏi, sụt cân nhanh,...
- Túi thừa niệu đạo: Gây ra hiện tượng nước tiểu nhỏ giọt, tiểu lắt nhắt nhiều lần hoặc rò rỉ từng chút một.
Tăng sản tuyến tiền liệt là nguyên nhân thường gặp gây tiểu lắt nhắt
>>> XEM THÊM: Các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới cần lưu ý
Tiểu lắt nhắt có nguy hiểm không?
Mặc dù chỉ là tình trạng rối loạn tiểu tiện thông thường, tuy nhiên nếu không được điều trị sớm và đúng cách, tiểu lắt nhắt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh như:
- Người bệnh cảm thấy tự ti, lo lắng, ngại đi tiểu, nhịn tiểu.
- Giảm hiệu suất công việc và chất lượng cuộc sống.
- Ảnh hưởng đến đời sống tình dục do lo lắng nước tiểu bị rò rỉ ra trong quá trình “yêu”. Từ đó, dẫn đến tình trạng xuất tinh sớm, rối loạn cương cương, thậm chí là vô sinh.
- Tiểu lắt nhắt nhiều lần vào ban đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh, làm sức khỏe bị giảm sút.
Do đó, để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm khi gặp dấu hiệu đi tiểu bất thường, bạn cần chủ động đi khám sớm để được hỗ trợ điều trị đúng phương pháp.
Cách điều trị tiểu lắt nhắt hiện nay
Người bệnh xuất hiện triệu chứng tiểu lắt nhắt có thể được cải thiện bằng các phương pháp như: Thay đổi lối sống, sử dụng thuốc, bài thuốc dân gian,...
Thay đổi lối sống giúp khắc phục tình trạng đái lắt nhắt
Để cải thiện chứng đi tiểu lắt nhắt nhiều lần, người bệnh cần thực hiện những biện pháp sau đây:
- Hạn chế uống nước vào buổi tối để giảm việc đi tiểu vào ban đêm.
- Tránh sử dụng các đồ uống chứa caffein, cồn như rượu, bia vì nó làm kích thích bàng quang, khiến người bệnh cảm thấy muốn đi tiểu liên tục.
- Không nên ăn quá nhiều thực phẩm, gia vị cay nóng và ngọt vì chúng có thể gây đi tiểu nhiều lần.
- Bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ và khoáng chất cần thiết vào thực đơn hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe, đẩy lùi tình trạng bệnh.
- Tăng cường thực hiện các hoạt động thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.
- Tuyệt đối không nhịn tiểu. Nhịn tiểu nhiều lần có thể gây tích tụ các chất độc hại, ảnh hưởng đến hệ tiết niệu.
- Uống đủ nước từ 2-2,5 lít mỗi ngày. Nước giúp thanh lọc chất thải, độc tố ra ngoài cơ thể.
- Mặc đồ lót rộng rãi, thoải mái, tránh gây cảm giác bí bách, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bộ phận đường tiết niệu, cơ quan sinh dục.
- Giải tỏa căng thẳng, stress bằng cách đọc sách, nghe nhạc, tập yoga hoặc thiền.
Tập luyện thể dục thường xuyên giúp cải thiện triệu chứng tiểu lắt nhắt
Thuốc tây chữa tiểu lắt nhắt
Bên cạnh việc điều chỉnh các thói quen hàng ngày, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc điều trị tiểu lắt nhắt như sau:
- Thuốc kháng sinh nhóm quinolon: Tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Một số thuốc thường dùng như axit nalidixique, cinoxacin,...
- Thuốc kháng alpha-1: Tăng cường sức khỏe tuyến tiền liệt, từ đó giúp quá trình bài tiết nước tiểu dễ dàng hơn. Các thuốc được chỉ định bao gồm doxazosin, prazosin,...
- Thuốc giãn bàng quang: Giúp cải thiện các triệu chứng khi bàng quang hoạt động quá mức. Thuốc giúp giãn bàng quang như trospium, gel oxybutynin,...
Bài thuốc dân gian trị tiểu lắt nhắt
Nhiều người bệnh tin tưởng và áp dụng các bài thuốc dân gian chữa tiểu lắt nhắt bằng giá đỗ, mề gà, con hến, thận lợn. Cụ thể như sau:
Khắc phục tiểu lắt nhắt bằng giá đỗ
Giá đỗ có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Từ đó, giúp cải thiện tình trạng tiểu lắt nhắt nhiều lần.
Nguyên liệu gồm có: 30 gam giá đỗ, 500ml nước sạch và muối.
Cách thực hiện: Đem ngâm giá đỗ trong nước muối loãng để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn. Sau đó, cho giá đỗ vào nồi cùng 500ml nước và đun trên lửa nhỏ. Cuối cùng, gạn lấy phần nước, uống 2-3 lần mỗi ngày.
Đậu đỏ và mề gà chữa đi tiểu lắt nhắt
Sự kết hợp giữa đậu đỏ và mề gà là phương pháp được nhiều người bị tiểu lắt nhắt áp dụng. Mề gà chứa các khoáng chất, vitamin tốt cho sức khỏe. Đậu đỏ cũng chứa protein và chất xơ tốt cho người mắc tình trạng này.
Nguyên liệu gồm có: 2 mề gà, 45 gam đậu đỏ và muối.
Cách thực hiện: Mề gà đem rửa sạch, thái nhỏ, xát muối trắng. Đậu đỏ rửa sạch và cho vào nồi mề gà. Đun trên lửa nhỏ trong khoảng 15-20 phút và nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
Kết hợp đậu đỏ và mề gà giúp khắc phục tình trạng tiểu lắt nhắt
Chữa tiểu lắt nhắt cho người lớn và trẻ em bằng con hến
Nghiên cứu cho thấy, trong hến chứa các vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, theo đông y, hến có vị mặn, tính hàn, giúp mát gan, lợi tiểu, hỗ trợ cải thiện chứng tiểu lắt nhắt.
Nguyên liệu gồm có: 200 gam hến và 300 gam quả bầu.
Cách thực hiện: Hến đem rửa sạch, luộc cùng lượng nước vừa đủ. Bầu gọt vỏ, thái sợi. Sau đó, xào hến với gia vị rồi cho bầu vào đảo đều tay. Cuối cùng thêm nước luộc hến vào và nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
Thận lợn trị tiểu lắt nhắt
Thận lợn là thực phẩm cực kỳ tốt nhằm hỗ trợ cải thiện chứng tiểu lắt nhắt nhiều lần. Theo đông y, thận lợn có tính hàn, không chứa độc tính, giúp bổ thận, tráng dương.
Nguyên liệu gồm có: 2 quả thận lợn, 15 gam đỗ trọng và 29 gam hạch đào nhân.
Cách thực hiện: Sơ chế sạch thận lợn, thái nhỏ. Đỗ trọng, hạnh đào nhân đem rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, cho các nguyên liệu đã sơ chế vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ. Đun trên lửa nhỏ.
Cải thiện tình trạng tiểu lắt nhắt nhờ sản phẩm thảo dược
Hiện nay, nhiều người bệnh có xu hướng sử dụng các thảo dược để cải thiện tình trạng rối loạn tiểu tiện như tiểu lắt nhắt. Nổi trội là trinh nữ hoàng cung có tác dụng tốt đối với người mắc bệnh về tuyến tiền liệt xuất hiện triệu chứng đái lắt nhắt.
Trinh nữ hoàng cung chữa tiểu lắt nhắt hiệu quả
Trinh nữ hoàng cung chứa các alcaloid như crinafoline và crinafolidine, có khả năng kìm hãm sự phát triển u xơ, ung thư tuyến tiền liệt. Hơn nữa, các hoạt chất này còn giúp tăng khả năng chống oxy hóa, hạn chế nhiễm khuẩn.
Theo một nghiên cứu cho thấy, các alcaloid được phân lập từ cây trinh nữ hoàng cung có hoạt tính kháng u và kích thích miễn dịch.
Cùng với trinh nữ hoàng cung, bòng bong cũng là thảo dược chữa tiểu lắt nhắt nên được nhắc đến. Bòng bong có vị ngọt, tính mát và quy vào kinh tiểu tràng, bàng quang, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, giải độc, kháng khuẩn, thông tiểu tiện nên rất tốt đối với người bị chứng tiểu lắt nhắt, đái ra máu, đái buốt.
Trên đây là thông tin về tiểu lắt nhắt mà bạn có thể tham khảo. Khi xuất hiện triệu chứng này, bạn cần nhanh chóng đến khám tại các cơ sở y tế để xác định được nguyên nhân và điều trị kịp thời. Đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm chứa trinh nữ hoàng cung và bòng bong để tình trạng sớm cải thiện nhé. Nếu bạn còn băn khoăn nào về tình trạng rối loạn tiểu tiện hoặc bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt, hãy để lại bình luận phía dưới, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn nhanh nhất.
Tài liệu tham khảo:
https://www.cvilleurology.com/blog/do-you-dribble-urine-each-time-you-go-we-can-help
https://www.fyzical.com/oklahoma-city/blog/Leaking-Urine-After-Urination
https://www.health.harvard.edu/mens-health/what-can-i-do-about-urinary-dribbling