99% Nguyên nhân đái ra máu là do bệnh về tuyến tiền liệt

Đến nay, có nhiều bệnh lý nguy hiểm là nguyên nhân đái ra máu, bao gồm các bệnh về tuyến tiền liệt. Những tổn thương tại tuyến tiền liệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sinh hoạt của người bệnh. Do đó, ở nam giới khi triệu chứng có máu trong nước tiểu, hãy đi khám ngay chức năng tuyến tiền liệt. Bài viết dưới đây sẽ trình bày cơ chế gây bệnh và giải pháp điều trị cho người mắc bệnh về tuyến tiền liệt.

Cơ chế bệnh về tuyến tiền liệt gây đái ra máu

Tuyến tiền liệt nằm dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo. Tuyến này có chức năng tiết ra chất dịch có độ pH 6.5 giúp tiết ra dịch trong tinh dịch và đóng mở niệu đạo - bàng quang khi xuất tinh.

Khi tuyến tiền liệt bị viêm do vi khuẩn xâm nhập có thể ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận như bàng quang, niệu đạo. Các triệu chứng điển hình của viêm tuyến tiền liệt có thể là khiến người bệnh đau đớn, tiểu buốt, tiểu rắt và đặc biệt là tiểu ra máu. Dưới đây là một số bệnh lý tuyến tiền liệt gây đái ra máu thường gặp:

  • Tuyến tiền liệt bị phì đại do u xơ: Chèn ép lên niệu đạo gây tiểu rắt, buốt, đái ra máu.
  • Viêm tuyến tiền liệt: Triệu chứng đi tiểu ra máu thường xuất hiện ở người bị viêm tuyến tiền liệt cấp và mạn tính. Điều này là do tác động của vi khuẩn. Nam giới bị viêm tuyến tiền liệt cũng có thể có các triệu chứng tương tự như tuyến tiền liệt phì đại.
  • Ung thư tuyến tiền liệt: Thường gặp ở nam giới từ độ tuổi trung niên trở lên. Bệnh thường khởi phát âm thầm với khối u cứng ở vùng ngoại biên thùy sau của tuyến tiền liệt. Khối u to dần, xâm lấn các cơ quan xung quanh như niệu quản, bàng quang,... gây cảm giác tiểu rắt, tiểu nhiều lần và có máu trong nước tiểu. Tuy nhiên, khi xuất hiện triệu chứng đái ra máu thì khi đó bệnh có thể đã bước sang giai đoạn cuối.

viem-tuyen-tien-liet-la-nguyen-nhan-pho-bien-gay-dai-ra-mau.webp

Viêm tuyến tiền liệt là nguyên nhân phổ biến gây đái ra máu

Làm thế nào để cải thiện tình trạng đái ra máu do bệnh tuyến tiền liệt?

Triệu chứng đái ra máu gây ra do các bệnh lý về tuyến tiền liệt, dù ít dù nhiều cũng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây là những phương pháp thường được sử dụng trong việc cải thiện tình trạng đái ra máu do bệnh tuyến tiền liệt gây ra.

Điều trị bằng thuốc 

Phương pháp điều trị đái ra máu bằng thuốc được lựa chọn sử dụng đầu tiên trong việc cải thiện bệnh lý về tuyến tiền liệt. Dưới đây là một số thuốc thường được bác sĩ chỉ định:

  • Các thuốc kháng sinh: Nhóm beta - lactam, quinolon, thuốc macrolid… được sử dụng trong các trường hợp viêm tuyến tiền liệt do nhiễm khuẩn gây ra hoặc phòng ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn.
  • Nhóm thuốc giãn cơ chẹn alpha: Gồm tamsulosin, alfuzosin, terazosin, doxazosin giúp giãn cơ tuyến tiền liệt và cơ vòng bàng quang. Điều này có tác dụng làm tăng khả năng lưu thông đường tiểu, nước tiểu được đào thải dễ dàng, từ đó giảm các triệu chứng rát, buốt khi đi tiểu.
  • Nhóm thuốc giảm đau, chống viêm như paracetamol, aspirin, ibuprofen, diclofenac,… giúp giảm các triệu chứng đau, viêm.

Lưu ý, không nên lạm dụng thuốc điều trị đái ra máu tây y trong thời gian dài có thể gây nhiều tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. 

nguoi-mac-benh-ve-tuyen-tien-liet-can-tuan-thu-huong-dan-cua-bac-si-de-dem-lai-hieu-qua-dieu-tri-cao-nhat.webp

Người mắc bệnh về tuyến tiền liệt cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đem lại hiệu quả điều trị cao nhất

>>> Xem thêm: Tiểu ra máu uống thuốc gì? Giải pháp cải thiện nhờ thảo dược

Phương pháp phẫu thuật

Phương pháp này được dùng trong trường hợp người bệnh bị u tuyến tiền liệt lành tính  hoặc được thực hiện để điều trị các biến chứng do tăng sinh tuyến tiền liệt gây ra như nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang bị hư tổn, sỏi bàng quang, nước tiểu có máu,…

Tùy vào kích thước của khối u mà các bác sĩ lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp: Cắt đốt, bóc nhân tuyến tiền liệt, mổ mở hoặc nội soi để cắt bỏ tuyến. 

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Đái ra máu do bệnh lý về tuyến tiền liệt gây ra những khó khăn, bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, việc phòng và điều trị bệnh luôn được nhiều người quan tâm. Vì vậy, hãy bắt đầu bằng việc thay đổi những thói quen sinh hoạt hàng ngày như:

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt vệ sinh bộ phận sinh dục để phòng tránh nhiễm khuẩn.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm có hàm lượng chất béo cao. 
  • Bổ sung vitamin, khoáng chất. Ăn nhiều rau xanh và những thực phẩm có khả năng chống oxy hóa cao. 
  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.
  • Hạn chế thức uống có hại cho tuyến tiền liệt như rượu, bia,...
  • Đối với nam giới từ 35 tuổi trở lên nên đi khám các bệnh lý tuyến tiền liệt định kỳ, ít nhất 1 lần/năm, để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.  

nguoi-bi-benh-ve-tuyen-tien-liet-nen-an-nhieu-rau-cu-qua-va-thuc-pham-co-chua-chat-chong-oxy-hoa-cao.webp

Người bị bệnh về tuyến tiền liệt nên ăn nhiều rau củ quả và thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa cao

Ngăn ngừa đái ra máu tái phát bằng sản phẩm thảo dược

Hiện nay, nhiều người mắc các bệnh về tuyến tiền liệt xuất hiện triệu chứng đi tiểu ra máu thường có xu hướng tìm kiếm những sản phẩm thảo dược từ thiên nhiên, vừa lành tính vừa giúp ngăn ngừa triệu chứng tái phát. 

Đặc biệt, những sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nang tiện lợi, dễ sử dụng lại càng được ưa chuộng nhiều hơn. Trên thực tế, những sản phẩm có chứa thành phần chính là trinh nữ hoàng cung, dành dành, hoàng cầm, bòng bong, nụ tam thất có tác dụng giúp ngăn cản sự phát triển của khối u, viêm nhiễm, giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh tuyến tiền liệt gây ra. 

  • Trinh nữ hoàng cung: Với thành phần chính là các alkaloid và các acid amin giúp thảo dược này có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các u xơ tuyến tiền liệt.
  • Dành dành: Có vị đắng, tính hàn giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu. Dùng để triều trị các triệu chứng tiểu tiện ra máu.
  • Hoàng cầm: Có vị đắng, tính hàn, tác dụng chính là giảm đau, cầm máu rất tốt cho người bệnh mắc chứng tiểu tiện ra máu.

Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng. Vì vậy, người bệnh cần cân nhắc tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi mua để sử dụng. 

Hy vọng, bài viết trên giúp bạn hiểu hơn về tình trạng đái ra máu do các bệnh lý về tuyến tiền liệt. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về tình trạng rối loạn tiểu tiện hoặc bệnh về tuyến tiền liệt, hãy để lại bình luận hoặc gọi điện trực tiếp vào số hotline dưới đây, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn nhanh nhất!

Tài liệu tham khảo:

https://www.newyorkurologyspecialists.com/hematuria/causes/ 

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15234-hematuria 

https://www.self.com/story/blood-in-urine-causes 

Mua hàng online
nhận hàng tại nhà

Mua ngay
(Miễn phí)

Danh sách nhà thuốc

Tiền liệt tuyến Á Âu

Xem ngay

Bình luận