Bị tiểu ra máu uống thuốc gì là câu hỏi không ít người đặt ra. Thực tế, để xác định loại thuốc phù hợp, bác sĩ cần căn cứ vào nguyên nhân, tình trạng bệnh lý, cơ địa của mỗi người. Để hiểu hơn về tình trạng tiểu ra máu và các biện pháp điều trị, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây!
Nguyên nhân gây tiểu ra máu
Tiểu ra máu được định nghĩa là trong nước tiểu xuất hiện các tế bào hồng cầu bất thường. Gồm có: Tiểu ra máu đại thể khi thấy màu đỏ bằng mắt thường và tiểu ra máu vi thể khi xét nghiệm cặn addis cho kết quả > 500.000 hồng cầu trong 24 giờ. Theo chuyên gia, nguyên nhân gây đái ra máu có thể là: Sỏi thận, viêm nhiễm đường tiết niệu, bệnh tuyến tiền liệt,...
Bệnh lý tuyến tiền liệt
Ở nam giới, một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây đi tiểu ra máu đó là bệnh lý phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Đi kèm với đó, người mắc có biểu hiện: Đi tiểu khó, tiểu lắt nhắt, tiểu đêm nhiều lần, tiểu không hết, dòng tiểu yếu, tiểu són. Bệnh lý này nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ khiến tình trạng tiểu ra máu trở nên nghiêm trọng hơn, gây vô sinh, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh ở bàng quang
Các bệnh thường gặp ở bộ máy bài tiết như viêm bàng quang, hội chứng bàng quang kích thích,... Điều này khiến nam giới gặp phải tình trạng tiểu ra máu, đau bụng dưới, tiểu buốt, tiểu rắt. Nếu đi tiểu ra máu tươi liên tục thì có thể tình trạng viêm nhiễm ở bàng quang đã ở mức báo động, nguy hiểm nhất là xuất huyết bàng quang do sỏi bàng quang.
Bệnh viêm nhiễm đường sinh dục
Không chỉ nam mà cả nữ giới đều có thể bị tiểu ra máu do viêm nhiễm đường sinh dục. Các bệnh lý có thể kể đến như: Viêm tinh hoàn, viêm túi tinh, ống dẫn tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm âm đạo ở nữ giới. Ngoài biểu hiện tiểu ra máu, người bệnh còn có thể bị đi tiểu nhiều lần, đau bụng dưới, sốt cao, sưng tinh hoàn, đau vùng bìu,...
Suy thận, sỏi thận gây tiểu ra máu
Các bệnh lý này gây tổn thương các lỗ lọc ở cầu thận, khiến kích thước màng lọc này giãn ra. Khi đó, các tế bào hồng cầu có thể đi qua màng lọc, theo đường nước tiểu đi ra ngoài với biểu hiện tiểu ra máu.
U xơ tiền liệt tuyến ở nam giới có thể gây tiểu ra máu
>>> Xem thêm: Nam giới bị tiểu ra máu nên ăn gì và kiêng gì? TÌM HIỂU NGAY!
Bị tiểu ra máu uống thuốc gì?
Nước tiểu có lẫn máu khiến nhiều người lo lắng đặt ra câu hỏi: Bị tiểu ra máu uống thuốc gì? Thực tế, để loại bỏ tình trạng này, bác sĩ cần xác định rõ nguyên nhân rồi mới kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Cụ thể, dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng trong từng trường hợp.
Tiểu ra máu do phì đại tuyến tiền liệt
Để giúp giãn cơ trơn tiết niệu, người bệnh có thể được chỉ định thuốc ức chế alpha 1 adrenergic. Các thuốc như: Alfuzosin, tamsulosin, terazosin hay prazosin. Ngoài ra, để hạn chế sự tăng sinh quá mức của tuyến tiền liệt, nhiều trường hợp được chỉ định thuốc ức chế men 5-alpha-reductase.
Tiểu ra máu do bệnh lý bàng quang
Một số nhóm thuốc được chỉ định trong điều trị tiểu ra máu do bệnh lý bàng quang bao gồm: Thuốc giảm đau chống viêm không steroid, thuốc chống co thắt cơ trơn, thuốc kháng sinh (cephalosporin, quinolon,…).
Tiểu ra máu do viêm nhiễm đường sinh dục
Để điều trị tình trạng đi tiểu ra máu ở nam giới bị viêm đường tiết niệu mức độ nhẹ, các bác sĩ có thể kê kháng sinh diệt khuẩn đường tiết niệu ngắn ngày. Với những trường hợp bị viêm nhiễm nặng sẽ phải điều trị lâu hơn, thậm chí phải dùng kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch kết hợp thuốc giảm đau.
Ngoài các thuốc điều trị bệnh nêu trên, nếu trường hợp nước tiểu có lẫn nhiều máu, bác sĩ có thể kê thêm thuốc cầm máu. Trong đó, tranexamic acid thường được các bác sĩ chỉ định phổ biến.
Uống các thuốc tây y giúp kiểm soát tình trạng tiểu ra máu
Cải thiện chứng tiểu ra máu nhờ thảo dược
Để cải thiện chứng tiểu ra máu, ngoài sử dụng các loại thuốc, người bệnh cần lưu ý việc thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp. Theo đó, các biện pháp khắc phục bệnh được liệt kê đó là:
- Ngủ đủ giấc, không thức khuya.
- Tránh để tâm trạng thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng.
- Thiết lập chế độ ăn khoa học, tăng cường bổ sung những thực phẩm giúp thanh nhiệt, bài trừ độc tố.
- Đều đặn tập luyện tập thể dục, thể thao với cường độ thích hợp.
- Đi khám sức khỏe định kỳ và liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể bạn có biểu hiện bất thường.
Bên cạnh đó, người mắc cũng có thể sử dụng thêm các loại thảo dược để cải thiện tình trạng bệnh của mình. Trinh nữ hoàng cung là một gợi ý không tồi cho bạn. Theo nghiên cứu công bố trên Pubmed, các hoạt chất có trong dịch chiết của trinh nữ hoàng cung có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của khối u, tăng cường miễn dịch, và giúp giảm đau, kháng virus, kháng khuẩn và kháng nấm. Có được các tác dụng tuyệt vời như vậy là do hơn 150 hoạt chất thuộc nhóm alkaloid có trong thảo dược này. Không chỉ vậy, nhờ vào sự ức chế khối u phát triển, trinh nữ hoàng cung sẽ giúp làm giảm các triệu chứng bệnh phì đại tiền liệt tuyến ở nam giới, trong đó có tiểu ra máu.
Dùng trinh nữ hoàng cung cải thiện tiểu ra máu - Triệu chứng phì đại tiền liệt tuyến
Tiểu ra máu cảnh báo của nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Do vậy, nhiều người thắc mắc tiểu ra máu uống thuốc gì. Trên đây là những loại thuốc thường dùng để trị chứng tiểu ra máu theo từng nguyên nhân. Muốn bệnh được cải thiện, tốt nhất bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và cách chữa phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm những loại thảo dược để cải thiện tình trạng bệnh của mình. Bạn cũng có thể để lại bình luận dưới bài viết để được chúng tôi tư vấn thêm nhé!
Tài liệu tham khảo:
https://www.medicinenet.com/how_do_i_stop_blood_in_my_urine/article.htm
https://www.healthline.com/health/urine-bloody
https://www.medindia.net/drugs/medical-condition/hematuria.htm