Đi tiểu ra máu là hiện tượng bất thường của cơ thể, có thể tự khỏi nhưng đôi khi lại là báo động những căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan khi gặp vấn đề này. Để hiểu rõ hơn về tình trạng đi tiểu ra máu, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây.
Đi tiểu ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm
Đi tiểu ra máu là gì?
Đi tiểu ra máu là tình trạng trong nước tiểu có chứa hồng cầu, lúc này nước tiểu có thể chuyển sang màu phớt hồng hoặc ngả đỏ. Có thể phân loại đi tiểu ra máu như sau:
Tiểu ra máu ở dạng đại thể
Khi đi vệ sinh hàng ngày người bệnh có thể nhìn thấy rõ sự thay đổi màu của nước tiểu bằng mắt thường. Tùy vào nồng độ hồng cầu mà nước tiểu sẽ có màu phớt hồng hoặc chuyển hẳn sang màu đỏ sẫm, thậm chí có nhiều trường hợp còn tiểu ra cục máu đông.
Tiểu ra máu ở dạng vi thể
Trong trường hợp này, khi quan sát bằng mắt bạn sẽ không nhìn thấy sự bất thường của nước tiểu bởi nồng độ hồng cầu có rất ít chỉ khoảng hơn 10.000 hồng cầu/ml. Thường triệu chứng này chỉ tình cờ phát hiện thông qua xét nghiệm nước tiểu khi có nghi ngờ hoặc kiểm tra sức khỏe tổng quát.
Khi đi tiểu ra máu có nhiều người sẽ cảm thấy buốt, rát khó chịu gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm lý người mắc. Vì vậy, ngay khi có biểu hiện đi tiểu ra máu, người bệnh cần thăm khám xác định nguyên nhân và hướng xử trí kịp thời.
Nguyên nhân gây đi tiểu ra máu
Tiểu máu có thể do nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt,... Cụ thể:
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Đây là nguyên nhân gây đái ra máu phổ biến hiện nay. Trong đó, nữ giới bị nhiều hơn nam giới do chiều dài của niệu đạo ở nữ giới ngắn hơn khiến vi khuẩn dễ dàng di chuyển đến bàng quang gây nhiễm trùng. Nhiễm khuẩn có thể xuất hiện do vệ sinh không sạch sẽ hoặc quan hệ tình dục không an toàn.
Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh xuất hiện triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu và nước tiểu có mùi hôi khó chịu.
Viêm đường tiết niệu là nguyên nhân phổ biến nhất gây đi tiểu ra máu
Bệnh về tuyến tiền liệt ở nam giới
Các tổn thương ở tuyến tiền liệt có thể gây đi tiểu ra máu bao gồm: Viêm, u xơ và ung thư tuyến tiền liệt.
Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng viêm nhiễm tại tuyến này do nhiễm trùng đường tiết niệu, gây ra các triệu chứng đau dọc phần dương vật, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu,…
Ngoài ra, tuyến tiền liệt bị phì đại hay sự phát triển của các khối u ác tính có thể gây chèn ép niệu đạo, dẫn đến rối loạn tiểu tiện và gây ra hiện tượng đái ra máu.
Tiểu máu do một số nguyên nhân khác
Người thường xuyên gặp phải triệu chứng đi tiểu ra máu còn có thể do mắc một số bệnh lý như:
- Bệnh về thận: Thận là cơ quan lọc máu, bài tiết nước tiểu hàng ngày. Khi bị nhiễm khuẩn, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ sỏi thận, viêm thận, lao thận gây tiểu ra máu, tiểu dắt,... Thậm chí, nếu không điều trị kịp thời có thể gây suy thận, ung thư thận.
- Bệnh lý ở bàng quang và đường tiết niệu: Thường gặp nhiều ở nữ giới. Khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây viêm, sưng gây ra triệu chứng đau khi đi tiểu, tiểu buốt và tiểu ra máu.
- Chấn thương vùng thắt lưng: Khi vận động mạnh hoặc làm những công việc khuân vác nặng gây tổn thương vùng thắt lưng. Lúc này, bạn có thể sẽ bị đái ra máu tạm thời trong khoảng 48h. Nếu sau khoảng thời gian này vẫn còn tình trạng tiểu máu, bạn cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa để được can thiệp kịp thời.
Tình trạng đi tiểu ra máu có nguy hiểm không?
Không phải mọi trường hợp gây đi tiểu ra máu đều nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan, bởi nó có thể là biểu hiện điển hình của một số bệnh lý nguy hiểm, chẳng hạn như viêm, phì đại hoặc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Mặc dù các bệnh về tuyến tiền liệt không nguy hiểm nghiêm trọng tới tính mạng, nhưng nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây ra những ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận, thậm chí còn gây vô sinh hoặc hiếm muộn.
Khi tiểu ra máu thường kèm theo một số vấn đề khác như nước tiểu có mùi hôi, tiểu nhiều, tiểu rắt, không kiểm soát khiến người bệnh cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp và ảnh hưởng đến chất lượng công việc, cuộc sống.
Do vậy, khi bị tiểu ra máu hãy đến cơ sở y tế để gặp bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời tránh để bệnh tiến triển nặng hơn.
Phương pháp điều trị tiểu ra máu
Tùy thuộc vào nguyên nhân và biểu hiện tiểu ra máu ở mỗi người là khác nhau mà lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp thường dùng để điều trị triệu chứng đi tiểu ra máu.
Điều trị bằng tây y
Điều trị bằng thuốc tây luôn là lựa chọn phổ biến cho người đi tiểu ra máu ở mức độ nhẹ do nhiễm trùng gây ra. Các thuốc thường được sử dụng bao gồm giảm đau, kháng sinh, kháng viêm thông thường. Bác sĩ cần thăm khám để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh mới kê đơn thuốc phù hợp:
- Tiểu máu do sỏi: Có thể dùng nospa (drotaverin), kháng sinh nhóm quinolon, thuốc cầm máu axit tranexamic, nhóm cephalosporin.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Thường sử dụng nhóm thuốc kháng sinh như thuốc giảm đau paracetamol, cephalosporin,…
- Ung thư thận, u tuyến tiền liệt: Thuốc goserelin tác dụng ức chế tuyến yên giảm nồng độ LH, giảm testosterone trong máu, tranexamic acid có tác dụng cầm máu, flutamide chống androgen đặc hiệu.
Khi sử dụng thuốc tây, người bệnh cần tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Lưu ý, người bệnh nên uống thuốc đúng và đủ liều, không tự ý ngưng thuốc khi thấy triệu chứng thuyên giảm.
Trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định phương pháp nội soi hoặc phẫu thuật đối với những trường hợp dùng thuốc không mang lại hiệu quả điều trị như mong muốn.
Sử dụng thuốc tây chữa tiểu ra máu người bệnh phải tuân thủ dùng thuốc đúng liệu trình mà bác sĩ kê đơn để tránh hiện tượng nhờn thuốc
Điều trị bằng đông y
Với lợi thế ít gây tác dụng phụ trong thời gian dài sử dụng, các bài thuốc đông y đang được nhiều người tin tưởng để điều trị các bệnh gây tiểu ra máu. Dưới đây là một số vị thuốc thường được sử dụng trong các bài thuốc trị chứng đi tiểu ra máu như:
- Viêm bàng quang hoặc đường tiết niệu có thể sử dụng các vị thuốc như cỏ mực có thành phần chính là saponin, tanin, alkaloid,... tác dụng cầm máu, tiêu viêm, diệt khuẩn và kim đằng có thành phần chính là scutellarein-7-rhamnosyl glucoside giúp giảm đau, tiêu viêm, giải độc.
- Bị sỏi thận, sỏi đường tiết niệu có thể dùng cỏ xước có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu giúp giảm tình trạng tiểu ra máu.
- Đối với người bị u xơ tiền liệt tuyến nên sử dụng vị thuốc trinh nữ hoàng cung. Thảo dược này chứa methanol và alkaloid có chức năng ức chế sự phát triển của các khối u. Ngoài ra, trinh nữ hoàng cung cũng có tác dụng rất tốt đối với bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Chiết xuất của thảo dược này làm hoạt hóa tế bào lympho T, ức chế sự phát triển của các khối u và kích thích miễn dịch.
Để thuận tiện hơn trong việc sử dụng, người bệnh có thể dùng các sản phẩm chứa các thảo dược trên. Tiêu biểu là sản phẩm chứa cao trinh nữ hoàng cung kết hợp cao nụ tam thất, cao bòng bong, cao dành dành, cao hoàng cầm,... có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn nên giúp giảm viêm nhiễm ở tuyến tiền liệt, cải thiện chứng tiểu ra máu, hiệu quả, an toàn và không gây tác dụng phụ. Đồng thời giúp tăng cường miễn dịch, ức chế tăng sinh, giảm kích thước khối u tiền liệt tuyến và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện hiệu quả hơn.
Sử dụng sản phẩm chứa trinh nữ hoàng cung, nụ tam thất, bòng bong, dành dành, hoàng cầm,... giúp cải thiện chứng đi tiểu ra máu ở nam giới rất tốt
Nên ăn gì, kiêng gì khi đi tiểu ra máu?
Đi tiểu ra máu có thể do tình trạng cơ thể bị suy nhược gây ra. Do đó, chế độ ăn cũng quyết định một phần không nhỏ trong quá trình điều trị bệnh.
Thực phẩm người bị tiểu ra máu nên ăn
Người bệnh nên bổ sung thực phẩm dưới đây để cải thiện tình trạng tiểu ra máu:
- Dầu thực vật thay cho mỡ động vật: Các loại dầu như dầu oliu, đậu nành, vừng đen,… Bạn có thể kết hợp các loại dầu khác nhau cho hương vị bữa ăn thêm phong phú và đảm bảo dưỡng chất cho cơ thể.
- Ăn nhiều rau, củ, quả: Trong rau củ có chứa nhiều chất xơ, chất khoáng và vitamin giúp thanh lọc cơ thể, cải thiện tình trạng tiểu ra máu.
- Ăn cá: Trong cá chứa nhiều protein, omega-3 giúp cơ thể khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ viêm nhiễm, u xơ.
Dầu thực vật giúp làm giảm triệu chứng đi tiểu ra máu
Thực phẩm mà người bị tiểu ra máu nên tránh
Ngoài những thực phẩm nên ăn ở trên, người bị đi tiểu ra máu cũng cần tránh một số món ăn sau:
- Đồ ăn nhanh, cay nóng.
- Đồ ăn mặn.
- Các loại đồ uống có cồn, nước ngọt, các chất kích thích.
>>> Xem thêm: Ăn gì để chữa tiểu ra máu ở nam giới? Xem ngay TOP thực phẩm dưới đây!
Các biện pháp phòng ngừa đi tiểu ra máu
Chứng đi tiểu ra máu gây ra nhiều rắc rối và để lại nhiều hệ lụy cho người bệnh. Do đó, xây dựng một kế hoạch phòng bệnh hiệu quả và khoa học là cách mà bạn có thể thực hiện ngay từ bây giờ, cụ thể:
- Vệ sinh cơ thể hàng ngày, đặc biệt vệ sinh bộ phận sinh dục. Thường xuyên thay quần lót, sử dụng quần lót tối đa 3 tháng để tránh tích tụ vi khuẩn và nấm mốc.
- Uống nhiều nước, ít nhất từ 1,5 - 2 lít nước/ngày.
- Tập thể dục thường xuyên để nâng cao thể trạng của cơ thể.
- Không nhịn tiểu vì có thể gây viêm đường tiết niệu hoặc tích tụ thành sỏi tiết niệu, sỏi thận.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe nếu thấy bất thường hãy đến ngay trung tâm y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám kịp thời.
Hy vọng qua bài viết, người bệnh nắm được những thông tin hữu ích về tình trạng đi tiểu ra máu, cũng như cách phòng tránh bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng rối loạn tiểu tiện, người bệnh hãy để lại bình luận hoặc liên hệ đến số hotline, đội ngũ tư vấn để giải đáp giúp bạn nhanh nhất!
Tài liệu tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/blood-in-urine/symptoms-causes/syc-20353432
https://www.niddk.nih.gov/health-information/urologic-diseases/hematuria-blood-urine