Tiểu ra máu là chứng bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên. Chứng bệnh này với biểu hiện điển hình. Để nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng, người bị tiểu ra máu nên nắm bắt những thông tin liên quan đến chứng bệnh này trong bài viết dưới đây.
Thông tin chung về chứng tiểu ra máu
Chứng tiểu ra máu gây ra nhiều bất lợi, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả xấu. Hiểu rõ về bệnh, nắm rõ những biểu hiện sẽ giúp ích cho người bệnh rất nhiều trong quá trình cải thiện bệnh.
Đi tiểu ra máu là bệnh gì?
Tiểu ra máu là một biểu hiện có liên quan đến nhiều chứng bệnh. Hiện tượng này xuất hiện nhiều ở nam giới đang gặp vấn đề về tuyến tiền liệt. Tiểu ra máu ở nữ thường là do gặp một số vấn đề về buồng trứng, tử cung cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tiểu ra máu. Ngoài ra, những người bị bệnh thận cũng có nguy cơ gặp chứng bệnh này. Do vậy, khi bị tiểu ra máu, người bệnh cần phải được thăm khám bởi bác sĩ có chuyên môn thì mới có thể xác định đó là do bệnh gì gây nên.
Biểu hiện triệu chứng
Đôi khi biểu hiện tiểu ra máu sẽ không rõ ràng. Người bệnh có thể nhìn thấy nước tiểu của mình có màu hồng nhạt, màu đỏ hoặc có thể là màu nâu rất nhạt.
Có những biểu hiện như vậy là do trong nước tiểu có sự xuất hiện của những tế bào hồng cầu. Những tế bào này có thể kết dính với nhau tạo nên những phân tử lớn và sẽ gây cảm giác đau buốt, khó chịu cho người bệnh. Thậm chí, các tế bào này có thể gây tắc đường tiểu.
Nước tiểu màu hồng do chứa các tế bào máu
Phân loại
Tiểu ra máu có 2 loại chính là: tiểu ra máu vi thể và tiểu ra máu đại thể.
Tiểu ra máu vi thể: Ở phân loại này, số lượng tế bào hồng cầu trong nước tiểu quá ít, mắt thường không thể nhìn thấy được. Xác định tiểu ra máu chỉ có thể thực hiện bằng cách soi phát hiện hồng cầu dưới kính hiển vi.
Tiểu ra máu đại thể: Ở phân loại này, số lượng hồng cầu trong nước tiểu sẽ nhiều hơn. Do đó, có thể thấy rõ ràng biểu hiện, nước tiểu của người bệnh sẽ có màu hồng, đỏ hoặc các đốm máu.
Nguyên nhân dẫn đến tiểu ra máu
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chứng tiểu ra máu. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây nên chứng bệnh:
Đường tiết niệu nhiễm trùng:
Ở nữ giới, nhiễm trùng đường tiết niệu dễ gặp phải hơn. Bệnh lý này sẽ dẫn đến các triệu chứng như tiểu rát buốt, tiểu ra máu và nước tiểu đục, có mùi khó chịu. Ngoài ra, người bệnh có thể bị đau lưng, hông, đi tiểu nhiều lần, đau, rát vùng niệu đạo. Ở nam giới, bệnh lý này có thể gây ra tiểu buốt, có mủ.
Nhiễm trùng thận:
Đường tiết niệu là nơi có chứa nhiều vi khuẩn. Do một nguyên nhân nào đó, những vi khuẩn này có cơ hội đi ngược dòng và gây viêm nhiễm tại thận, niệu quản. Khi bị nhiễm khuẩn, các triệu chứng tiểu ra máu, tiểu rắt, sốt, ớn lạnh, đau thắt lưng, nôn và buồn nôn có thể xảy ra.
Sỏi thận, sỏi bàng quang:
Khi nhịn tiểu quá lâu, ăn quá mặn thì khả năng những chất cặn sẽ lắng xuống và kết tinh lại, lâu dần trở thành sỏi. Khi bị sỏi thận, sỏi bàng quang có thể dẫn đến viêm bể thận, viêm bàng quang. Khi bị sỏi tiết niệu, người bệnh có thể gặp phải các biểu hiện tiết khó, bí tiểu thậm chí là tiểu ra máu.
Bệnh tuyến tiền liệt ở nam giới:
Các bệnh viêm, u xơ tiền liệt tuyến thì cũng có khả năng gặp phải chứng tiểu ra máu ở nam giới. Tình trạng này dễ gặp phải ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Phì đại tuyến tiền liệt khiến chèn ép tăng áp lực lên bàng quang, cản trở lưu thông nước tiểu. Từ đó, gây nên những biểu hiện như tiểu buốt, tiểu khó, tiểu rắt, tiểu nhiều lần và có thể là tiểu ra máu.
Đặt ống thông tiểu:
Một số vấn đề liên quan đến chấn thương, bệnh lý hay phẫu thuật khiến người bệnh gặp phải những khó khăn trong việc đi tiểu tiện. Ở những trường hợp này, người bệnh sẽ được đặt ống thông tiểu vào bàng quang giúp đào thải nước tiểu ra bên ngoài. Do đó, vi khuẩn có thể xâm nhập vào niệu đạo làm đường tiết niệu nhiễm trùng và gây đi tiểu ra máu.
Một số thuốc:
Các thuốc chống đông, thuốc chống viêm phi steroid, cyclophosphamide,... có thể gây tổn thương thận và dẫn đến tiểu ra máu.
Ung thư:
Ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt với những triệu chứng như đau âm ỉ vùng xương chậu, sút cân, tiểu ra máu, máu trong tinh dịch.
Sỏi bàng quang là nguyên nhân gây tiểu ra máu
Điều trị và phòng ngừa tiểu ra máu
Chữa trị và phòng ngừa tiểu ra máu còn phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân khác nhau thì sẽ có những cách điều trị khác nhau cho từng trường hợp.
Điều trị
Ở những trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thuốc. Mặt khác, ở những trường hợp nặng thì cần phải thực hiện những can thiệp y khoa.
Ở những trường hợp, tiểu ra máu do sỏi tiết niệu kích thước nhỏ, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc kết hợp với uống nhiều nước và vận động để sỏi được đẩy ra bên ngoài theo đường nước tiểu. Ở những trường hợp sỏi to người bệnh sẽ được thực hiện các thủ thuật làm tiêu sỏi.
Ở trường hợp tiểu ra máu do ung thư thì người bệnh cần phải đi thăm khám và tuân theo những chỉ định của bác sĩ. Đó là: xạ trị, hóa trị, phẫu thuật hoặc dùng thuốc.
Đối với những người bị tiểu ra máu do viêm nhiễm đường tiết niệu thì người bệnh có thể sẽ được chỉ định các loại kháng sinh để điều trị.
Ngoài ra, ở những người tiểu ra máu do bệnh tuyến tiền liệt, bên cạnh sử dụng các thuốc đúng theo chỉ định thì người bệnh có thể sử dụng thảo dược kết hợp. Trinh nữ hoàng cung là một loại thảo dược rất tốt cho cả nam và nữ giới. Đặc biệt, ở nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt. Trinh nữ hoàng cung giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa, hạn chế sự phát triển của khối u và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Sử dụng trinh nữ hoàng cung sẽ giúp hỗ trợ ngăn ngừa những biến chứng của bệnh u xơ tiền liệt tuyến an toàn, hiệu quả.
Trinh nữ hoàng cung có tác dụng tốt trên người bị tiểu ra máu do bệnh tuyến tiền liệt
Dù là phương pháp chữa như thế nào thì việc người bệnh tuân thủ theo đúng liệu trình là điều luôn cần thiết. Việc tuân thủ điều trị sẽ giúp ích cho người bệnh rất nhiều trong quá trình cải thiện bệnh.
>>> Xem thêm: Tiểu ra máu uống thuốc gì? Giải pháp cải thiện nhờ thảo dược
Chế độ ăn cho người bị tiểu ra máu
Tiểu ra máu nên ăn gì?
Có lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện bệnh. Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị nguyên nhân, để nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng, người bệnh nên bổ sung các món ăn sau trong chế độ ăn uống hàng ngày:
- Canh rau muống: Nguyên liệu gồm 0,5kg rau muống, 50g mật ong. Rau rửa sạch thái nhỏ đem nấu chín nhừ với 500ml, bỏ bã, lấy phần nước cô lại còn 400ml rồi cho mật ong vào khuấy đều. Uống ngày 2 lần.
- Ô mai nấu rau mã đề: Nguyên liệu gồm 15g ô mai, 15g rau mã đề , đổ nước vừa đủ rồi sắc trong 10 phút, cho thêm ít đường và uống.
- Đại hoàng nấu trứng gà: Đem 2g Đại hoàng nghiền nát, trộn đều với 2 quả trứng gà bỏ vỏ đun cách thủy cho chín. Ăn khi đói, ngày ăn 1 lần, ăn liền 3-4 ngày.
- Nước hạt sen: Chuẩn bị 30g hạt sen cho vào nồi, đổ 3 bát nước rồi đem sắc cho đến khi còn 1 bát, để nguội là có thể ăn được.
- Nước gừng mật ong: Lấy 8 lát gừng tươi, 60g mật ong, 20g rễ cỏ tranh. Gừng và cỏ tranh đem sắc lấy nước rồi cho thêm mật ong vào pha uống.
Tiểu ra máu kiêng ăn gì?
Ngoài thực phẩm có lợi cho sức khỏe, bệnh nhân cần quan tâm nhiều hơn đến nhóm thức ăn không tốt. Một số thực phẩm người bị tiểu ra máu nên kiêng là:
- Đồ ăn nhanh và cay nóng
Nhóm thực phẩm này chứa nhiều dầu mỡ và chất béo, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chữa bệnh. Nếu thường xuyên ăn chúng, chất độc hại sẽ tích tụ trong nội tạng và khiến hại khuẩn phát triển nhanh hơn.
Muốn nhanh chóng chữa khỏi bệnh, bệnh nhân cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như xúc xích, đồ chiên rán, thực phẩm cay nóng…
- Đồ uống có gas, rượu, bia và các chất kích thích
Đây là nhóm đồ uống có thể gây hại cho sức khỏe của người bệnh. Lúc này, sức đề kháng trong cơ thể giảm sút và tạo điều kiện cho tác nhân có hại phát triển. Đó là lý do người bệnh cần hạn chế nhóm đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê,…
- Đồ ăn quá mặn
Muối là gia vị quen thuộc trong các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, người bị tiểu ra máu cần sử dụng muối ở mức thấp nhất. Lý do là chế độ ăn mặn sẽ làm tăng lượng natri trong nước tiểu và gia tăng nguy cơ mắc bệnh về đường tiết niệu, trong đó có tiểu buốt ra máu. Ngoài đồ ăn mặn, bệnh nhân cần tránh xa thực phẩm chứa nhiều natri như sò, cua, tôm, trai, hến,…
Yếu tố làm tăng nguy cơ tiểu ra máu
Bất kỳ ai, kể cả nam hay nữ, già hay trẻ đều có nguy cơ gặp phải chứng tiểu ra máu. Tuy nhiên, những yếu tố sau đây sẽ làm tăng nguy cơ tiểu ra máu:
- Độ tuổi: Nam giới ở độ tuổi trên 50 thường hay bị phì đại tuyến tiền liệt - nguyên nhân phổ biến dẫn tới chứng tiểu ra máu.
- Tiền sử gia đình: Trong gia đình bạn có người bị mắc bệnh thận, sỏi thận thì nguy cơ bạn gặp phải những bệnh lý này khá cao. Và đây cũng là một nguyên gây nên đái ra máu.
- Dùng thuốc: Như đã nêu ở trên, một số loại thuốc có thể gây ra chứng tiểu máu. Do đó, bạn cần phải dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng thuốc.
- Tập luyện thể thao quá sức: Luyện tập thể thao với cường độ nặng, thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện chứng tiểu ra máu. Đặc biệt, ở những vận động viên điền kinh, tập luyện quá sức rất dễ bị tiểu ra máu.
- Nhiễm trùng: Viêm thận sau khi bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus là một trong những nguyên nhân lớn gây tiểu ra máu ở trẻ em.
Những thông tin trên đây đã trả lời cho câu hỏi Tiểu ra máu là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh như thế nào? Những thông tin hữu ích về chứng tiểu ra máu sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình cải thiện chứng bệnh. Nếu muốn hiểu rõ hơn nữa về chứng bệnh cũng như các phương pháp cải thiện, bạn vui lòng để lại bình luận hoặc số điện thoại dưới bài viết nhé!
Tài liệu tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/blood-in-urine/symptoms-causes/syc-20353432