Nguyên nhân gây đái buốt ra máu và cách khắc phục hiệu quả

Đái buốt ra máu có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như phì đại, ung thư tiền liệt tuyến,... Vậy nguyên nhân thực sự gây tình trạng này là gì và làm sao để khắc phục hiệu quả? Cùng tìm hiểu lời giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân đái buốt ra máu không phải bệnh lý

Đái buốt ra máu có thể do các nguyên nhân không phải do bệnh lý như:

  • Ăn nhiều thực phẩm có màu sẫm như: Củ dền, rau dền đỏ, việt quất, dâu tằm,... khiến nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ.
  • Tập luyện quá sức: Gây chấn thương bàng quang, kết hợp trạng thái mất nước và cản trở quá trình lọc máu khỏi nước tiểu khiến hồng cầu bị rò rỉ vào nước tiểu.
  • Hoạt động tình dục mạnh bạo: Niệu đạo có thể bị tổn thương, gây chảy máu.
  • Thuốc điều trị: Một số loại thuốc có thể khiến nước tiểu đổi sang màu màu đỏ hoặc nâu như Cyclophosphamide, kháng sinh nhóm penicillin, aspirin, heparin,warfarin,...
  • Phụ nữ có kinh nguyệt: Nước tiểu dễ bị lẫn với máu kinh dẫn đến nước tiểu có màu đỏ, hồng hoặc hơi nâu tùy giai đoạn của chu kỳ.
  • Thói quen nhịn tiểu lâu: Tạo cơ hội cho chất thải, vi khuẩn tích tụ lại, lâu ngày làm giảm chức năng và tổn thương bàng quang, gây đái buốt ra máu.

dai-buot-ra-mau-la-dau-hieu-canh-bao-nhieu-benh-ly-nguy-hiem.webp

Đái buốt ra máu là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm 

Nguyên nhân gây đái buốt ra máu do bệnh lý  

Đái buốt ra máu là triệu chứng xuất hiện trong khá nhiều bệnh lý, đặc biệt trong các vấn đề về đường tiết niệu.

Bệnh về tiền liệt tuyến 

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đái buốt ra máu là do các bệnh ở tuyến tiền liệt - tuyến nhỏ nằm ngay dưới bàng quang, xung quanh niệu đạo. 

Phì đại tuyến tiền liệt

Theo thời gian, tuyến tiền liệt của nam giới (thường trên 50 tuổi) sẽ mở rộng dần, tăng kích thước, chèn ép đường niệu, ngăn không cho nước tiểu lưu thông. Phì đại tiền liệt tuyến dẫn tới hàng loạt các triệu chứng: Tiểu gấp, tiểu buốt, có hồng cầu trong nước tiểu, tiểu khó,...

Viêm tuyến tiền liệt

Khi bị viêm, tuyến tiền liệt sẽ sưng đau, tăng áp lực lên bàng quang, kích thích bàng quang dẫn tới nhiều triệu chứng: Đái buốt ra máu, tiểu nhiều lần,... 

Bệnh gồm hai thể cấp và mạn tính. Thể cấp tính có một số dấu hiệu kèm theo như sốt, mệt mỏi, đau lưng, đái rắt, tia nước tiểu yếu, đau khi xuất tinh. Thể mạn tính bao gồm các dấu hiệu như đau hai bên tinh hoàn, vùng bìu, bẹn, nước tiểu đục, có máu, giảm ham muốn tình dục, khó xuất tinh,...

Ung thư tiền liệt tuyến

Tương tự hai căn bệnh ở trên, ung thư tuyến tiền liệt cũng chèn ép đường niệu, do khối u ác tính tăng sinh mạnh mẽ, làm cản trở dòng chảy của nước tiểu, gây đái buốt ra máu, đau khi đi tiểu thường xuyên.

u-xo-tuyen-tien-liet-co-the-gay-tieu-buot-tieu-ra-mau.webp

U xơ tuyến tiền liệt có thể gây tiểu buốt, tiểu ra máu

Bệnh đường niệu và bàng quang

Bình thường, hồng cầu không đi qua được màng lọc ở cầu thận vào nước tiểu. Tuy nhiên, khi đường tiết niệu hay bàng quang bị tổn thương, khiến hồng cầu dễ rò rỉ vào nước tiểu.

Viêm cầu thận

Cầu thận có vai trò quan trọng trong việc bài tiết. Khi cầu thận bị viêm, nước tiểu hay có mùi lạ, màu đục, tiểu buốt, đau hai bên lưng dưới, người cao tuổi dễ đi tiểu ra máu.

Sỏi thận và bàng quang

Sỏi thận và bàng quang hình thành từ các khoáng chất dư thừa trong nước tiểu. Các cặn này tích tụ, kết tinh, tạo thành sỏi. Sỏi tồn tại ở thận, bàng quang gây tổn thương hai bộ phận này. Ngoài đau đớn dữ dội ở vùng lưng dưới, hai bên hố chậu, người bệnh còn bị đái rắt, đái buốt ra máu. 

>>> Xem thêm: Đi tiểu ra máu - Dấu hiệu nguy hiểm không thể bỏ qua

Đái buốt ra máu có nguy hiểm không?

Đái buốt ra máu khiến nhiều người lo lắng, tuy vậy, mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Với nguyên nhân bệnh lý, nếu không chữa trị sớm, bệnh sẽ tiến triển thành nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Vô sinh do viêm tuyến, suy thận do nhiễm trùng đường niệu, ung thư bàng quang, phì đại và ung thư tiền liệt tuyến có thể di căn tới nhiều cơ quan khác.

Do đó, khi bị đái buốt ra máu, bạn cần đi thăm khám bác sĩ ngay. Chẩn đoán sớm sẽ giúp việc điều trị hiệu quả hơn, giảm triệu chứng khó chịu và ngăn biến chứng nặng nề.

Các biện pháp khắc phục đái buốt ra máu  

Để trị đái buốt ra máu, trước tiên cần xác định nguyên nhân gây triệu chứng này. Đối với từng nguyên nhân sẽ có biện pháp khắc phục phù hợp:

Điều trị tiểu buốt ra máu theo tây y

Biện pháp hiện đại này bao gồm điều trị nội khoa và ngoại khoa giúp cải thiện tình trạng đái buốt ra máu.

Một số thuốc thường được chỉ định sử dụng như:

  • Thuốc kháng sinh: Điều trị nguyên nhân do vi khuẩn gây viêm. Cần phải dùng kháng sinh đúng với liều và đủ thời gian, để đảm bảo tiêu diệt vi khuẩn. Các thuốc thường được chỉ định dùng như Ciprofloxacin, Ofloxacin,, Erythromycin,...
  • Thuốc giảm đau, chống viêm: Paracetamol, Ibuprofen,... giúp giảm đau và các phản ứng viêm, hạ sốt, tiêu sưng.
  • Thuốc chẹn alpha: Làm thư giãn cơ trơn bàng quang, niệu đạo và tuyến tiền liệt, giúp giảm đau buốt khi tiểu tiện. Ví dụ: Terazosin, Alfuzosin,...

thuoc-tay-chua-dai-buot-ra-mau-thuong-duoc-chi-dinh-theo-tung-tinh-trang-benh.WEBP

Thuốc tây chữa đái buốt ra máu thường được chỉ định theo từng tình trạng bệnh

Một số thủ thuật ngoại khoa nhằm cải thiện chứng đái buốt ra máu:

  • Phương pháp nội soi: Áp dụng trong phẫu thuật thu nhỏ kích thước tiền liệt tuyến, loại bỏ sỏi thận và bàng quang.
  • Phương pháp mổ mở: Chỉ định trong trường hợp mổ nội soi không thể tác động. Phẫu thuật nhằm cắt bỏ một phần hoặc cả cơ quan bị bệnh, ví dụ như ung thư tuyến tiền liệt.

Bài thuốc đông y cải thiện tiểu buốt ra máu

Ngoài các phương pháp hiện đại, từ lâu, cha ông ta đã có nhiều bài thuốc đông y cải thiện đái buốt ra máu:

Bài thuốc từ cây dành dành

Dành dành là loại cây có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đó là: Giải nhiệt, sát khuẩn, cầm  máu,... giúp trị tiểu buốt, tiểu ra máu hiệu quả.

Cách thực hiện: Chuẩn bị dành dành, cù mạch, ,mộc thông, biển súc, hạt mã đề, hoạt thạch mỗi vị 12g, đại hoàng 8g và cam thảo nướng 6g . Sắc các vị thuốc trên với 700ml nước, đun đến khi còn 150ml. Chia nước sắc thành hai phần, uống 2 lần một ngày. Nên thực hiện từ 10 - 15 ngày để đạt hiệu quả cao.

Bài thuốc từ cây bòng bong

Bòng bong hay còn gọi là hải kim sa, có vị ngọt, tính hàn, tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt. Đây là một vị thuốc quý, hay được dùng chữa đái buốt ra máu do viêm đường niệu, sỏi tiết niệu.

Cách làm: Chuẩn bị dây bòng bong, biển súc (cây càng tôm) mỗi loại 15g. Sắc với nước uống hàng ngày.

Bài thuốc từ cây kim tiền thảo

Kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, giảm viêm, ngừa độc, hạ nhiệt, hỗ trợ trị chứng tiểu buốt, đái máu,...

Cách làm: Chuẩn bị kim tiền thảo 30g, hải kim sa, hoạt thạch, đông quỳ tử mỗi vị 15g, ngưu tất 12g. Sắc nước uống. Mỗi ngày đều đặn 1 thang.

cay-kim-tien-thao-tri-dai-buot-ra-mau.webp

Cây kim tiền thảo trị đái buốt ra máu

Trị đái buốt ra máu bằng mẹo dân gian

Với đái buốt ra máu mức độ nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng các mẹo dân gian sau:

  • Dùng bí xanh: 300g bí tươi, gọt vỏ và bỏ lõi, thái thành từng miếng. Cho bí vào luộc với 200ml nước, để nguội rồi ăn bí và uống hết nước. Hoặc xay nhuyễn bí xanh tươi, làm sinh tố hoặc ép lấy nước uống mỗi ngày.
  • Dùng râu ngô: 150g râu ngô, 50g mã đề, rửa sạch rồi đun với 1 lít nước. Đến khi sôi thì đun thêm 15 phút. Chắt lấy nước uống hàng ngày.
  • Dùng bột sắn dây: Chuẩn bị 10g bột sắn dây và 500ml nước. Đun nhỏ lửa bột sắn dây với nước, đến khi nước trong lại thì tắt bếp, để nguội thì có thể dùng.
  • Dùng rau má: Rửa thật sạch rau má tươi, ép nước, ngày uống 2 lần vào sáng và tối.

Làm gì để phòng tiểu buốt ra máu

Đái buốt ra máu không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt, mà còn tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe. Sau đây là một số biện pháp để phòng nguy cơ đái buốt ra máu mà bạn nên tham khảo ngay:

  • Uống đủ nước: Từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày tuỳ nhu cầu giúp thận hoạt động tốt, đào thải những chất dư thừa. Nhờ đó giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm, sỏi tiết niệu, bàng quang.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, thanh thải độc tố, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tránh tiêu thụ các chất kích thích như bia rượu, cà phê, thuốc lá. Hạn chế hoạt động thể thao quá mức, gây tổn thương niệu đạo.
  • Không nhịn đi tiểu: Nhịn tiểu sẽ làm tích tụ nhiều cặn trong nước tiểu, tạo điều kiện hình thành sỏi và vi khuẩn gây bệnh phát triển. 

loai-bo-thoi-quen-nhin-tieu-de-phong-chung-tieu-buot-ra-mau.webp

Loại bỏ thói quen nhịn tiểu để phòng chứng tiểu buốt ra máu

Sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ cải thiện đái buốt ra máu

Ngày nay, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được tác dụng hỗ trợ điều trị đái buốt ra máu của nhiều loại thảo dược. Trong đó, nổi bật là trinh nữ hoàng cung. Một nghiên cứu cho thấy, trinh nữ hoàng cung ngoài tiêu viêm, kháng khuẩn, còn ức chế sự phát triển của khối u, chống oxy hoá và nâng cao hệ miễn dịch cho người bị ung thư tuyến tiền liệt.

Nhờ những công dụng vượt trội này, trinh nữ hoàng cung dần trở thành thảo dược phổ biến trong các sản phẩm hỗ trợ đái buốt, đái máu. Để tăng hiệu quả tác động, các nhà sản xuất còn kết hợp thảo dược này với nhiều vị thuốc quý khác như: Nụ tam thất, dành dành, bòng bong, hoàng cầm,... giúp hỗ trợ thu nhỏ kích thước khối u, tiêu viêm, giảm sưng đau, cải thiện chất lượng sống cho người xuất hiện triệu chứng đái buốt ra máu do ung thư, phì đại tiền liệt tuyến.

su-dung-san-pham-chua-trinh-nu-hoang-cung-nu-tam-that-danh-danh-hoang-cam-bong-bong-giup-cai-thien-tinh-trang-dai-buot-ra-mau.webp

Sử dụng sản phẩm chứa trinh nữ hoàng cung, nụ tam thất, dành dành, hoàng cầm, bòng bong giúp cải thiện tình trạng đái buốt ra máu

Đái buốt ra máu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu thêm về triệu chứng này, cũng như nắm được những nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. Nếu còn băn khoăn về chứng đái buốt ra máu hay các bệnh về tiền liệt tuyến, hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này, chúng tôi sẽ nhanh chóng giải đáp.

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/blood-in-urine/symptoms-causes/syc-20353432   

https://www.nhs.uk/conditions/blood-in-urine/   

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3134856/ 

Mua hàng online
nhận hàng tại nhà

Mua ngay
(Miễn phí)

Danh sách nhà thuốc

Tiền liệt tuyến Á Âu

Xem ngay

Bình luận