Nguyên nhân đái đau buốt và cách cải thiện an toàn, hiệu quả

Đái đau buốt là cảm giác nóng rát, buốt, đau khi đi tiểu. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây đái đau buốt là gì? Phương pháp nào giúp cải thiện an toàn, hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Đái đau buốt - Dấu hiệu cảnh báo bệnh về tuyến tiền liệt

Chứng đi đái đau buốt có mối liên hệ mật thiết với các bệnh về tiền liệt tuyến. Bởi, tuyến này nằm ngay dưới bóng đái, bao quanh một phần của đường tiết niệu.

Phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tiền liệt tuyến là sự tăng kích thước tuyến tiền liệt, gây chèn ép bàng quang và đường niệu. Từ đó, cản trở dòng nước tiểu, gây chứng tiểu đau buốt, tiểu ít, hay buồn tiểu, tiểu gấp,... 

Hiện tượng này thường xuất hiện ở nam giới trên 50 tuổi, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tuy là một dạng u lành tính, nhưng nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành các biến chứng nặng nề như: Suy thận, nhiễm trùng, rối loạn cương dương,...  

Ung thư tuyến tiền liệt

Cùng là u, nhưng u trong ung thư tuyến tiền liệt lại là dạng ác tính. Ở nam giới, đây là một trong những loại ung thư phổ biến nhất. Bệnh phát triển rất chậm, với những dấu hiệu không điển hình như: Tiểu khó, tiểu rát, đau buốt, tiểu ra máu, tia nước tiểu nhỏ,... Đến giai đoạn muộn các triệu chứng biểu hiện rõ hơn: Suy nhược cơ thể, đau xương, phù nề tại chân, xuất tinh ra máu,...

Viêm tiền liệt tuyến

Viêm tiền liệt tuyến chủ yếu do sự tấn công của các vi khuẩn, gây sung huyết, tăng áp lực lên đường niệu. Các triệu chứng cảnh báo tình trạng này bao gồm: Tiểu đau buốt, tiểu ra máu, đau khi xuất tinh, đau ở vùng bụng dưới, bẹn, tinh hoàn, sốt,... 

phi-dai-tuyen-tien-liet-la-nguyen-nhan-thuong-gay-tieu-dau-buot.WEBP

Phì đại tuyến tiền liệt là nguyên nhân thường gây tiểu đau buốt

Bệnh về đường tiết niệu gây đái đau buốt

Hệ tiết niệu bao gồm thận, bàng quang và niệu đạo, có vai trò quyết định quá trình bài tiết nước tiểu. Do đó, khi các cơ quan tại hệ này bị tổn thương sẽ gây đái đau buốt. 

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Các nhiễm trùng tại đường niệu là nguyên nhân khá phổ biến gây đái đau buốt. Nhiễm trùng gây tổn thương các tế bào tại đường niệu, làm rối loạn chức năng bài tiết. Một số triệu chứng khác mắc kèm như: Sốt, tiểu ra máu, nước tiểu đục màu, có mùi hôi, đau mạn sườn… 

Sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu là sỏi xuất hiện tại bất kỳ bộ phận nào của đường tiết niệu, gồm: Sỏi thận, bàng quang và niệu quản. Các dấu hiệu của sỏi tiết niệu bao gồm: Đái đau buốt, bí đái, nước tiểu đục hoặc có màu hồng đỏ,... Các triệu chứng là do sỏi cọ xát niêm mạc đường tiểu, gây viêm, sưng, tăng áp lực và kích thích bàng quang.

Nguyên nhân khác dẫn đến đái đau buốt

Ngoài các bệnh lý kể trên, đái đau buốt còn xuất hiện do những căn nguyên dưới đây:

  • Viêm vùng chậu: Tình trạng viêm thường xảy ra tại buồng trứng, cổ tử cung, tử cung. Người bệnh thường xuyên đau bụng, tiểu đau buốt.
  • Hoạt động cường độ mạnh: Chơi thể thao quá mức, cưỡi ngựa, đạp xe, quan hệ tình dục táo bạo.
  • Sử dụng chất tẩy gây kích ứng: Xà phòng, bột giặt,... dễ làm tổn thương tới đường niệu gây tiểu đau buốt.
  • Thuốc: Thuốc kháng sinh, điều trị ung thư, hoá trị, xạ trị tại vùng chậu.

Cải thiện triệu chứng đái đau buốt bằng cách nào?

Tiểu đau buốt có đa dạng các phương pháp chữa trị, tuỳ vào mức độ và nguyên nhân của triệu chứng mà đưa ra lựa chọn hợp lý.

Biện pháp không dùng thuốc

Với đái đau buốt không phải do bệnh lý, để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng các lưu ý:

  • Uống đủ nước, từ 2 - 3 lít nước mỗi ngày.
  • Thay đổi sang chế độ ăn uống khoa học: Tránh đồ chua, cà phê, bia rượu. Nên ăn các thực phẩm có tính mát như đỗ đen, mồng tơi, rau ngót, rong biển, cà chua,... 
  • Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress.
  • Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, nâng cao sức đề kháng như: Thiền, yoga, đi bộ,... 
  • Đi tiểu ngay khi buồn tiểu, tập thói quen đi tiểu vào các thời điểm giống nhau mỗi ngày.

Bài thuốc đông y chữa đái đau buốt

Các vị thuốc đông y từ lâu đã được sử dụng để chữa nhiều bệnh, trong đó có chứng tiểu đau buốt.

Bài thuốc số 1

Chuẩn bị: Rễ dành dành, kim tiền thảo, lá mã đề 12g mỗi loại.

Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu rồi để ráo. Sắc hỗn hợp lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang. Uống liên tục trong 10 ngày để giảm chứng tiểu đau buốt, bí tiểu do sỏi niệu.

Bài thuốc số 2

Chuẩn bị: Bòng bong, mang tiêu mỗi vị 100g, hổ phách 40g, bằng sa (hàn the) 20g.

Cách thực hiện: Tán mịn các vị thuốc, mỗi lần dùng 5 - 8g bột hoà với nước sôi để nguội. Uống ngày 3 lần giúp cải thiện chứng tiểu buốt, đau khi đi tiểu, tiểu khó, nước tiểu đục.

bong-bong-thuong-duoc-dung-trong-cac-bai-thuoc-tri-dai-dau-buot.webp

Bòng bong thường được dùng trong các bài thuốc trị đái đau buốt

Bài thuốc số 3

Chuẩn bị: Bột tam thất 6g, dừa cạn, tinh bột nghệ tươi mỗi loại 8g, mật ong rừng 3 thìa cà phê. 

Cách thực hiện: Hấp cách thuỷ hỗn hợp và uống 2 lần mỗi ngày, giúp trị tiểu ra máu, tiểu buốt đau.

Chữa đái đau buốt bằng mẹo dân gian

Để cải thiện chứng đái đau buốt tại nhà một cách đơn giản, bạn có thể tham khảo các mẹo dân gian dưới đây:

  • Củ sắn dây: Cạo sạch vỏ, thái lát mỏng, đem phơi khô và sấy lên. Giã nhỏ các lát sắn, rây mịn rồi pha với nước uống hàng ngày.
  • Bèo cái: Chọn bèo cái to, cắt bỏ phần rễ. Sao cùng với nắm lá mã đề, thài lài, rễ gianh. Đợi nguội rồi sắc với nước. Pha thêm đường đen và uống khi còn ấm.
  • Bí xanh: Lấy một miếng bí to, gọt bỏ vỏ. Giã miếng bí, vắt lấy nước cốt. Hoà thêm một ít muối để dễ uống.
  • Rau mồng tơi: Lấy 100g mồng tơi, sắc uống trong ngày để trị đái buốt, đái són, bí đái.

Thuốc tây ngừa đái đau buốt

Hiện nay, để điều trị đái đau buốt, bác sĩ thường chỉ định các nhóm thuốc:

  • Thuốc kháng sinh: Tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm nhiễm đường niệu, âm đạo, tuyến tiền liệt. Ví dụ: Levofloxacin, ofloxacin, norfloxacin,...
  • Thuốc giảm đau, chống viêm: Ibuprofen, paracetamol, piroxicam,... giúp giảm sưng, viêm, cảm giác đau buốt.
  • Thuốc chẹn alpha: Dùng cho người phì đại tiền liệt tuyến giúp thư giãn cơ cổ bàng quang và trong đường tiết niệu nhằm giúp việc tiểu tiện trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ: Alfuzosin, tamsulosin, terazosin,...
  • Thuốc kháng muscarin: Giúp giảm các cơn co thắt bàng quang, giảm đái đau buốt. Các thuốc thường được dùng là: Solifenacin, oxybutynin.
  • Thuốc ức chế androgen: Dùng trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến có di căn, gồm các thuốc: Triptorelin, degarelix, goserelin acetate,...
  • Thuốc kháng androgen loại không steroid: Cần chú ý tác dụng phụ tới tim mạch và gan. Ví dụ: Bicalutamide, flutamide.

dieu-tri-tieu-dau-buot-voi-thuoc-tay-y-tac-dung-nhanh-nhung-nhieu-tac-dung-khong-mong-muon.WEBP

Điều trị tiểu đau buốt với thuốc tây y tác dụng nhanh nhưng nhiều tác dụng không mong muốn

Biện pháp ngoại khoa chữa đái đau buốt

Biện pháp ngoại khoa được chỉ định trong sỏi bàng quang, giãn niệu quản, suy thận hoặc khi điều trị nội khoa không hiệu quả, chẳng hạn:

  • Phì đại tiền liệt tuyến: Cắt đốt nhân tăng sinh tiền liệt tuyến bằng nội soi qua niệu đạo khi tuyến có thể tích < 80ml, xẻ rãnh tuyến nội soi qua niệu đạo, huỷ tuyến bằng kim nhiệt.
  • Ung thư tuyến tiền liệt: Phẫu thuật mở cắt toàn bộ tuyến, nội soi cắt tuyến qua phúc mạc và phẫu thuật cắt tuyến qua đường đáy chậu.
  • Đái đau buốt do sỏi thận, có các kỹ thuật lấy sỏi như: Mở bể thận trong xoang, mặt sau hoặc dưới bể thận, rạch nhu mô thận để gỡ sỏi khỏi các đài thận… 

>>> Xem thêm: Đau khi đi tiểu - Dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm

Hỗ trợ điều trị đái đau buốt bằng sản phẩm thảo dược

Ngày nay, nhờ khoa học phát triển, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều loại cây có tác dụng tốt với triệu chứng đái đau buốt. Trong số đó, nổi bật nhất là trinh nữ hoàng cung. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Pubmed, trinh nữ hoàng cung có tác dụng chống viêm, chống oxy hoá, thu nhỏ kích thước và ức chế sự phát triển của khối u, nâng cao sức đề kháng của người bệnh.

Nắm bắt được điều đó, các nhà nghiên cứu đã bào chế thành công sản phẩm từ thảo dược chứa trinh nữ hoàng cung, dành dành, hoàng cầm, tam thất,... giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, giảm kích thước và sự phát triển của u xơ, phì đại và ung thư tuyến tiền liệt. 

trinh-nu-hoang-cung-ho-tro-tri-dai-dau-buot-hieu-qua.WEBP

Trinh nữ hoàng cung hỗ trợ trị đái đau buốt hiệu quả

Trên đây là bài giải đáp chi tiết về các nguyên nhân và biện pháp cải thiện đái đau buốt an toàn, hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về chứng tiểu đau buốt hoặc các bệnh về tuyến tiền liệt, hãy để lại bình luận phía dưới, đội ngũ tư vấn sẽ giải đáp giúp bạn nhanh nhất!

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/urination-painful  

https://www.mayoclinic.org/symptoms/painful-urination/basics/causes/sym-20050772  

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15176-dysuria-painful-urination  

https://www.webmd.com/women/dysuria-causes-symptoms  

Mua hàng online
nhận hàng tại nhà

Mua ngay
(Miễn phí)

Danh sách nhà thuốc

Tiền liệt tuyến Á Âu

Xem ngay

Bình luận