Đái rắt có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Đái rắt là hiện tượng đi tiểu nhiều lần, liên tục trong 1 ngày kèm theo cảm giác tiểu không hết nước. Liệu đó có phải là dấu hiệu cảnh báo các tổn thương tại đường tiết niệu không? Hãy tham khảo thông tin ở bài viết dưới đây nhé!

Đái rắt - Nguyên nhân bắt nguồn từ hệ tiết niệu

Đối với người bệnh mắc chứng đái rắt thì 90% là liên quan đến các tổn thương tại đường tiết niệu. Các ổ nhiễm khuẩn, sỏi, sự phì đại đều có thể là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy khó chịu khi đi tiểu.   

Tắc nghẽn niệu đạo gây đái rắt 

Niệu đạo là đoạn dẫn để đưa nước tiểu ra khỏi bàng quang (bọng đái) khi đi vệ sinh. Nếu đường dẫn này bị tắc nghẽn vì bất kỳ lý do gì, nó có thể cản trở quá trình bài tiết nước tiểu.

Sự tắc nghẽn khiến dòng nước tiểu yếu làm người bệnh bị đái rắt và cảm thấy tiểu không hết. Do sau khi đi vệ sinh bàng quang không được làm rỗng hoàn toàn nên cảm giác buồn đi tiểu lại xuất hiện ngay lập tức.

Bị đái rắt do có sỏi đường tiết niệu 

Sỏi đường niệu là sự kết tụ của các tinh thể trong nước tiểu. Khi bị mắc kẹt trong niệu đạo, sỏi có thể gây tắc nghẽn dòng tiểu gây ra chứng đái rắt. Người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng tiểu khó, tiểu không hết nước, tiểu không tự chủ và đau rát khi đi tiểu.

soi-trong-duong-tiet-nieu-la-nguyen-nhan-hang-dau-gay-dai-rat.webp

Sỏi trong đường tiết niệu là nguyên nhân hàng đầu gây đái rắt

Yếu cơ bàng quang gây tiểu rắt

Cơ bàng quang có chức năng co bóp để đẩy nước tiểu xuống đường niệu đạo. Đôi khi do dị tật bẩm sinh, bệnh tật hoặc quá trình lão hóa khiến phần cơ này bị suy yếu.

Cơ bàng quang không đủ lực để tống được toàn bộ lượng nước tiểu ra ngoài. Đôi khi, ở cuối nhịp co bóp, cơ bàng quang không khép chặt sẽ làm một lượng nhỏ nước tiểu trào ngược từ niệu đạo vào trong. Kết quả làm dòng nước tiểu yếu gây đái rắt, nước tiểu đọng lại nhiều ở bàng quang gây cảm giác tiểu không hết.

Sa bàng quang gây chứng đái rắt

Sa bàng quang làm đường niệu quản bị chèn ép gây bí tiểu, tiểu rắt và thường gặp ở phụ nữ. Sa bàng quang xảy ra khi các mô, cơ và dây chằng yếu đi, không đủ sức nâng đỡ khiến bàng quang sa xuống vùng âm đạo. 

Đái rắt do nhiễm khuẩn đường tiết niệu 

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một nguyên nhân phổ biến của chứng đái rắt. Cụ thể là nhiễm trùng đường tiết niệu dưới, bao gồm bàng quang, niệu đạo và tuyến tiền liệt. Khi đó, tình trạng sưng tấy, tiết dịch và mủ có thể làm hẹp đường tiết niệu và làm suy yếu các cơ bàng quang, dẫn đến đái rắt.

Tiểu rắt do u xơ tiền liệt tuyến

Sự tăng lên bất thường về kích thước của tuyến tiền liệt sẽ tạo áp lực lên niệu đạo và một phần của bàng quang. Sự chèn ép của tuyến tiền liệt sẽ làm niệu đạo bị thu hẹp và các cơ bàng quang yếu đi gây ra các triệu chứng đi tiểu khó, đái rắt, tiểu són, đi tiểu nhiều lần,...

tien-liet-tuyen-phi-dai-gay-ra-chung-dai-rat.webp

Tiền liệt tuyến phì đại gây ra chứng đái rắt

Ung thư tuyến tiền liệt gây ra đái rắt

Ung thư tuyến tiền liệt là khối u ác tính, phát triển nhanh và có thể di căn sang các cơ quan khác. Vì tuyến tiền liệt nằm gần bàng quang, niệu đạo nên việc khối u phát triển mạnh sẽ gây rối loạn chức năng của bàng quang và niệu đạo khiến người bệnh đi tiểu khó, tiểu rắt, tiểu không hết hoặc bí tiểu.

Nguyên nhân khác gây chứng đái rắt

Bên cạnh đó, chứng đái rắt của bạn có thể do hiện tượng sinh lý hoặc một số nguyên nhân hiếm gặp khác.

Mang thai: Đặc biệt là những tháng cuối của thai kỳ, bào thai lớn có thể gây áp lực lên bàng quang và niệu đạo. Điều này sẽ làm cản trở quá trình bài tiết nước tiểu.

Thuốc hoặc chất kích thích: Uống rượu, cà phê hoặc dùng một số loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây ra đái rắt. Vì chúng có khả năng làm rối loạn các tế bào thần kinh điều khiển chức năng của bàng quang.

Dị tật bẩm sinh: Một số người được sinh ra với niệu đạo ngắn, hẹp hoặc cơ bàng quang yếu gây rối loạn tiểu tiện,...

Chứng đái rắt có nguy hiểm không?

Chứng đái rắt có nguy hiểm hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân và quá trình điều trị bệnh. Việc xác định sớm nguyên nhân kết hợp điều trị tích cực sẽ mang đến tiên lượng tốt. Ngược lại, sự chậm trễ có thể khiến bệnh tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm như tắc hoàn toàn đường niệu, xuất huyết hoặc tế bào ung thư di căn đến các cơ quan khác,...

Ngoài ra, đái rắt cũng là cơ hội để vi khuẩn phát triển, dẫn đến nhiễm trùng. Vị trí viêm nhiễm có thể lây lan sang các bộ phận như: Vùng âm đạo, tuyến tiền liệt, thận,… làm quá trình điều trị trở nên khó khăn rất nhiều. 

dai-rat-lau-ngay-se-dan-den-nhieu-bien-chung-nguy-hiem-nhu-nhiem-trung-tac-hoan-toan-duong-nieu.webp

Đái rắt lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, tắc hoàn toàn đường niệu

>>> Xem thêm: Thông tin hữu ích về chứng tiểu khó ở nam giới và giải pháp cải thiện từ thảo dược - TÌM HIỂU NGAY!

Điều trị chứng đái rắt như thế nào? 

Chứng đái rắt có thể nguy hiểm hơn bạn nghĩ. Do đó đừng chủ quan hoặc bỏ qua khi thấy bất thường trong quá trình đi tiểu. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn cho việc điều trị. Cụ thể, người bệnh có thể lựa chọn điều trị bằng thuốc, thảo dược thiên nhiên hoặc phẫu thuật.

Mẹo chữa chứng đái rắt tại nhà 

Một lối sống không lành mạnh có thể là nguy cơ dẫn đến sỏi đường tiết niệu, nhiễm trùng và hình thành các khối u. Vì vậy, người bị chứng đái rắt cần điều chỉnh thói quen sống để nâng cao chất lượng điều trị. Cụ thể như:

  • Hạn chế uống rượu và ăn ít đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt và thực hiện chế độ ăn giảm mặn.
  • Giảm cân hoặc duy trì cân nặng hợp lý.
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như rau xanh, trái cây, uống đủ nước.
  • Ngủ đủ giấc, luôn giữ tinh thần vui vẻ và tránh căng thẳng.
  • Hãy đảm bảo luôn vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ.

Dùng thuốc tây điều trị chứng đái rắt

Đối với một số nguyên nhân như nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi nhỏ, u xơ tuyến tiền liệt, yếu cơ bàng quang,… người bệnh được khuyên dùng thuốc để điều trị. Người bệnh nên đi khám để xác định rõ nguyên nhân và được kê đơn thuốc phù hợp.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đái rắt, người bệnh được chỉ định sử dụng một số thuốc như sau: 

  • Thuốc kháng alpha 1: Tác dụng làm giãn cơ trơn thành mạch của tuyến tiền liệt và cơ cổ bàng quang, từ đó hạn chế chứng đái rắt. Những thuốc giãn cơ thường gặp như doaosin, alfuzoxin, terazosin,...
  • Thuốc kháng sinh: Chỉ định trong các trường hợp viêm đường tiết niệu gây đái rắt. Các thuốc kháng sinh được chỉ định có thể kể đến như trimethoprim, fosfomycin, sulfamethoxazole,...
  • Thuốc chống trầm cảm: Chỉ định trong trường hợp người bệnh bị rối loạn chức năng bàng quang, giúp giãn cơ bàng quang và hạn chế đái rắt. Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm: oxybutynin, darifenacin, tolterodin,...

Tuy nhiên bạn không nên tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.

Stent niệu đạo, dẫn lưu bàng quang 

Đặt stent niệu đạo là một thủ thuật để làm thông đường niệu đạo. Bằng cách sử dụng một ống thông nhân tạo để mở rộng phần đường niệu bị chít hẹp. Đặt stent là phương pháp hiệu quả để khắc phục các vấn đề như tiểu rắt, tiểu không hết nước,...

Bên cạnh đó trong những trường hợp bị hẹp hoặc tắc niệu đạo, người bệnh có thể được làm thủ thuật dẫn lưu bàng quang. Lúc này, nước tiểu sẽ được dẫn trực tiếp từ bọng đái ra ngoài qua một ống thông.

Phẫu thuật để điều trị chứng tiểu rắt

Khi các biện pháp khác không hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định làm phẫu thuật. Tùy theo nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại phẫu thuật như: Cắt-mở niệu đạo, loại bỏ khối u tuyến tiền liệt, mổ sa bàng quang, gắp sỏi,…

Phau-thuat-giup-dieu-tri-chung-dai-rat-hieu-qua.webp

Phẫu thuật giúp điều trị chứng đái rắt hiệu quả

Cải thiện chứng đái rắt bằng thảo dược

Bên cạnh việc dùng thuốc và can thiệp ngoại khoa thì chữa đái rắt bằng thảo dược cũng là một biện pháp hiệu quả được nhiều người lựa chọn. Xu hướng này đang dần chứng minh được tính an toàn và hiệu quả cao trong quá trình điều trị các bệnh tiết niệu. Trong số đó, nổi bật lên là các loại thảo dược như:

Cao trinh nữ hoàng cung: Nổi bật với công dụng củng cố hệ miễn dịch, chống oxy hóa và ức chế sự phát triển khối u. Đặc biệt đối với những người bị đái rắt do u tuyến tiền liệt thì cao trinh nữ hoàng cung là một lựa chọn không thể bỏ qua. Trinh nữ hoàng cung chứa crinafoline và crinafolidine, alcaloid có khả năng kìm hãm khối ung thư và ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Riêng đối với người bị u xơ tiền liệt tuyến, một nghiên cứu gần đây cho thấy, cây trinh nữ hoàng cung mang đến công dụng vượt trội. Cụ thể, sau khi dùng, 158 người bệnh mắc u xơ tuyến tiền liệt gần như đã khỏi hoàn toàn.

Cao nụ tam thất: Có công dụng làm chậm sự hình thành, phát triển và làm giảm kích thước của khối u. Cao nụ tam thất là một dược liệu quý đồng hành cùng với cao trinh nữ hoàng cung trong nhiều bài thuốc trị tiểu rắt, tiểu són. Đây có thể coi là một loại kháng sinh tự nhiên giúp phòng ngừa và giải quyết ổ nhiễm khuẩn tại đường tiết niệu.

Cao dành dành: Theo đông y, cao dành dành có tình hàn, vị đắng, công dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu,... Đây là một vị thuốc quý hiếm có mặt trong nhiều bài thuốc nam trị bệnh về đường tiết niệu. Ngoài ra, theo y học hiện đại, cao dành dành có tác dụng giảm viêm, kháng nấm và chống oxy hóa rất tốt.

Kim tiền thảo: Là vị thuốc có vị ngọt, tính mát, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian. Đặc biệt đối với đường tiết niệu, kim tiền thảo được chứng minh là có công dụng giãn mạch, lợi niệu, chữa bệnh sỏi tiết niệu và phục hồi các tổn thương tại thận. 

Trinh-nu-hoang-cung-nu-tam-that-danh-danh-va-kim-tien-thao-ho-tro-dieu-tri-va-phong-ngua-dai-rat-hieu-qua.webp

Trinh nữ hoàng cung, nụ tam thất, dành dành và kim tiền thảo hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đái rắt hiệu quả

Như vậy, chứng đái rắt có thể là các dấu hiệu cảnh báo sớm của các bệnh lý tại hệ tiết niệu. Dùng thuốc, phẫu thuật hoặc dùng thảo dược thiên nhiên là những biện pháp hiệu quả để điều trị chứng bệnh này. Cùng với đó, phát hiện sớm và điều trị tích cực sẽ quyết định phần lớn hiệu quả điều trị. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chứng đái rắt cũng như các bệnh lý hệ tiết niệu, bạn đọc vui lòng để lại bình luận dưới bài viết này để được chúng tôi tư vấn thêm nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.webmd.com/prostate-cancer/types-of-prostate-disease 

https://radiopaedia.org/articles/strangury 

https://www.medicalnewstoday.com/articles/70782 

Mua hàng online
nhận hàng tại nhà

Mua ngay
(Miễn phí)

Danh sách nhà thuốc

Tiền liệt tuyến Á Âu

Xem ngay

Bình luận