Tiểu buốt tiểu rắt: Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả

Tiểu buốt tiểu rắt là triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Cách khắc phục như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.

Tiểu buốt tiểu rắt là gì?

Tiểu buốt tiểu rắt là các hiện tượng rối loạn tiểu tiện phổ biến. Tiểu buốt là triệu chứng đau rát, buốt, khó chịu và nóng rát khi đi tiểu. Tiểu rắt là triệu chứng đi tiểu liên tục, nhiều lần trong ngày, tuy nhiên lượng nước tiểu rất ít. Đôi khi đi tiểu không kịp, nước tiểu chảy ra ngoài gây khó chịu và mất vệ sinh.

Nguyên nhân gây tiểu buốt tiểu rắt

Tiểu buốt tiểu rắt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm sinh lý và bệnh lý. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân sinh lý

Người bệnh xuất hiện triệu chứng tiểu buốt tiểu rắt có thể do nguyên nhân sau:

  • Cơ quan sinh dục không được vệ sinh sạch sẽ có thể gây viêm nhiễm.
  • Chấn thương vùng kín do thực hiện hoạt động mạnh hoặc va chạm trực tiếp gây tổn thương cơ quan sinh dục.
  • Sử dụng quần lót quá chật gây chèn ép và kích thích bàng quang.
  • Dị ứng với các thành phần của dung dịch vệ sinh, mỹ phẩm.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị ung thư, kháng sinh,...

Thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể làm tăng nguy cơ tiểu buốt tiểu rắt

>>> XEM THÊM: Đau khi đi tiểu - Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Nguyên nhân bệnh lý

Cả nam và nữ giới đều có thể bị tiểu buốt tiểu rắt, tuy nhiên nguyên nhân gây bệnh có thể khác nhau do giải phẫu học. Nhìn chung, tiểu rắt và buốt có thể do các nguyên nhân bệnh lý sau:

Viêm đường tiết niệu (viêm bàng quang và niệu đạo)

Nguyên nhân gây viêm chủ yếu do vi khuẩn E.Coli (80%), còn lại là proteus, tụ cầu hoại sinh, mycoplasma,... Viêm tiết niệu cũng có thể do người bệnh vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài kém hoặc thường xuyên nhịn tiểu.

Khi cơ quan này bị viêm nhiễm, người bệnh thường có cảm giác tiểu buốt tiểu rắt, nước tiểu mùi amoniac rất nồng, màu đục sẫm, lẫn máu hoặc mủ. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp triệu chứng đau cơ, đau bụng, buồn nôn, nôn và cơ quan sinh dục có mủ.

Viêm bể thận

Viêm bể thận thường do hệ lụy của bệnh viêm đường tiết niệu không được điều trị. Triệu chứng phổ biến của bệnh lý này bao gồm tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần,... 

Lao tiết niệu

Lao thận hay bàng quang là bệnh lý do vi khuẩn lao gây nên. Thông thường, phổi là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất nhưng vi khuẩn lao có thể lan truyền theo đường máu và mạch bạch huyết đến thận, bàng quang. Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng tiểu buốt tiểu rắt nếu không kiểm soát kịp thời. 

Sỏi tiết niệu 

Đây là bệnh lý có thể gặp ở nam và nữ. Các viên sỏi được hình thành do quá trình kết tụ của tinh thể vô cơ trong nước tiểu. 

Sỏi cọ xát, kích thích niêm mạc đường tiết niệu gây phản xạ đau, rát buốt, tiểu rắt. Hơn nữa, sỏi cũng gây viêm tiết niệu, nhất là viêm bàng quang. Điều này là do sỏi gây ứ đọng nước tiểu, làm ngược dòng lên thận. Do đó, khi có sỏi trong đường tiết niệu, người bệnh thường xuyên cảm thấy tiểu buốt tiểu rắt, nước tiểu màu hồng, đục (có mủ), buồn nôn, nôn, sốt.

Sỏi tiết niệu là bệnh lý thường gặp gây tiểu buốt tiểu rắt

Vấn đề về tuyến tiền liệt 

Ở nam giới, bên cạnh nguyên nhân do viêm hay sỏi đường tiết niệu, tiểu buốt tiểu rắt còn do các bệnh lý ở tuyến tiền liệt như ung thư, viêm, u xơ tuyến tiền liệt (phì đại tuyến tiền liệt).

U xơ hoặc ung thư khiến tuyến tiền liệt tăng kích thước, đè lên cổ bàng quang gây tiểu buốt tiểu rắt. Trường hợp phì đại kèm theo viêm bàng quang thì hiện tượng tiểu buốt tiểu rắt càng biểu hiện rõ hơn.

Viêm tuyến tiền liệt làm tăng sự phát triển của các loại liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn đại tràng, trực tràng. Chúng có thể tấn công các cơ quan khác gần bàng quang gây bí tiểu, tiểu buốt tiểu rắt,...

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng có thể phát triển trên một hoặc cả hai buồng trứng, gây chèn ép lên bàng quang khiến người bệnh gặp phải tình trạng tiểu buốt tiểu rắt.

Viêm nội mạc tử cung

Đây là hiện tượng viêm nhiễm trong buồng tử cung. Nguyên nhân là do các thủ thuật can thiệp vào buồng cung không được sát trùng như: Nạo phá thai, đặt hoặc lấy vòng,...

Phụ nữ mắc bệnh viêm nội mạc tử cung đa phần đều xuất hiện triệu chứng tiểu buốt, thỉnh thoảng nước tiểu có máu vì tử cung bị sung huyết.

Mang thai

Ở phụ nữ, do vị trí bàng quang nằm sát tử cung. Khi mang thai, thai nhi phát triển trong tử cung sẽ gây ảnh hưởng đến bàng quang và niệu đạo, khiến các cơ quan này luôn có cảm giác căng, dẫn đến buồn tiểu, tiểu rắt. 

Đặc biệt, trong thời gian cuối thai kỳ, thai nhi trong bụng có sự vận động mạnh, đầu thai nhi tụt xuống dưới và đè lên bàng quang gây tiểu buốt tiểu rắt.

Bệnh lây qua đường tình dục

Người bệnh có thể bị tiểu buốt và rắt nếu mắc các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục như mụn rộp sinh dục, bệnh lậu, chlamydia. Đây là những căn bệnh xã hội nghiêm trọng có thể gặp ở cả nam và nữ giới. 

Bệnh lây lan qua đường tình dục, làm tổn thương niệu đạo và bàng quang gây ra chứng tiểu buốt tiểu rắt, nước tiểu có máu,... Ngoài ra, cơ quan sinh dục có thể xuất hiện mủ, khí hư (ở nữ giới).

Bệnh về tuyến tiền liệt có thế gây tiểu buốt tiểu rắt

>>> XEM THÊM: Tổng hợp 21 cách chữa đái dắt đái buốt an toàn, hiệu quả

Tiểu buốt tiểu rắt có thực sự nguy hiểm không?

Có thể thấy, tiểu buốt tiểu rắt là triệu chứng điển hình của nhiều bệnh lý. Do đó, nếu không được điều trị sớm và đúng phương pháp có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng.

Chẳng hạn như viêm đường tiết niệu có thể lây lan sang khu vực lân cận, gây ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan này, đặc biệt có thể dẫn đến vô sinh. Hay viêm bể thận có thể làm giảm chức năng của thận, ảnh hưởng đến quá trình bài tiết và đào thải nước tiểu ra ngoài cơ thể.

Người mắc bệnh sỏi tiết niệu lâu ngày có cảm giác đau nhức khó chịu, làm giảm chức năng của hệ tiết niệu, nguy hiểm nhất là gây tử vong.

Ngoài ra, tình trạng tiểu buốt tiểu rắt liên tục khiến người bệnh có tâm lý ngại đi tiểu, lo lắng, tự ti, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.

Tiểu rắt tiểu buốt phải làm sao?

Người mắc chứng tiểu buốt tiểu rắt cần xác định được nguyên nhân gây bệnh để được chỉ định điều trị chính xác nhất. Hiện nay, một số phương pháp được sử dụng để cải thiện triệu chứng này bao gồm:

Thuốc trị tiểu buốt tiểu rắt

Sử dụng thuốc điều trị tiểu buốt tiểu rắt tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, chẳng hạn như:

  • Điều trị nhiễm trùng: Thường sử dụng kháng sinh nhóm quinolon có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Các thuốc được chỉ định như cinoxacin, enoxacin,...
  • Điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt: Sử dụng thuốc kháng alpha-1 có tác dụng hỗ trợ thành mạch ở tuyến này khỏe mạnh, giúp việc bài tiết nước tiểu được thuận lợi hơn. Các thuốc thường dùng là terazosin, tamsulosin,...
  • Điều trị sỏi đường tiết niệu: Thuốc được chỉ định phụ thuộc vào kích thước, vị trí của sỏi. Sỏi thận và niệu quản thường dùng thuốc giãn cơ trơn; sỏi bàng quang sử dụng các thuốc chống viêm, giãn cơ.

Tuy nhiên, khi sử dụng các thuốc trị tiểu buốt tiểu rắt, người bệnh cần có sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng hoặc không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Sử dụng thuốc điều trị tiểu buốt tiểu rắt cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa

Phương pháp ngoại khoa

Ngày nay, các biện pháp ngoại khoa sử dụng công nghệ hiện đại cũng được áp dụng rất nhiều để chữa chứng tiểu buốt tiểu rắt như:

  • Hệ thống CRS: Dùng cho người mắc bệnh viêm bàng quang, niệu đạo, đường tiết niệu. Hệ thống này sử dụng sóng đa chiều tác động lên vùng bị viêm nhiễm và tiêu diệt vi khuẩn.
  • Phân loại Alpha: Dùng cho người mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Phương pháp này sử dụng thuốc đặc trị, thấm sâu vào vùng bệnh giúp khai thông đường tiểu.
  • Công nghệ Ailk Lander: Dùng cho người mắc bệnh viêm âm đạo. Phương pháp này có tính thẩm thấu nhanh và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.
  • Kỹ thuật phục hồi gen liên kết DHA: Dùng cho người mắc bệnh lậu để ngăn chặn vi khuẩn lậu phát triển và ngừa tái phát.

Mẹo chữa tiểu buốt tiểu rắt

Ngoài ra, các mẹo dân gian chữa tiểu buốt tiểu rắt bằng cách sử dụng bí xanh, sắn dây, rau má, nước dừa, mồng tơi,... cũng được nhiều người bệnh áp dụng. Cách thực hiện như sau:

  • Bí xanh: Bạn chỉ cần sơ chế bí xanh, giã cùng một chút muối, sau đó vắt lấy phần nước cốt để uống.
  • Củ sắn dây: Sắn dây tươi đem thái lát rồi phơi hoặc sấy khô. Giã nhỏ hoặc nghiền nhỏ. Đem bột sắn dây hòa với nước để uống, ngày uống 3 lần. 
  • Rau má: Lấy 300 gam rau má đem rửa sạch, cắt nhỏ rồi xay nhuyễn cùng với nước. Bạn có thể uống trực tiếp nước cốt hoặc thêm một ít muối để dễ uống. 
  • Nước dừa: Người bệnh nên uống mỗi ngày 1 trái để cải thiện triệu chứng.
  • Mồng tơi: Đun 500 gam mồng tơi đã rửa sạch cùng 500ml nước lọc trong 15 phút. Sau đó, gạn lấy phần nước, để nguội và uống trong ngày.
  • Râu ngô: Lấy râu ngô đem rửa sạch. Sau đó, đun râu ngô cùng với 1 lít nước. Đến khi nước sôi thì tắt bếp, để  nguội là có thể sử dụng.

Điều chỉnh lối sống

Để hạn chế chứng tiểu buốt tiểu rắt, người bệnh cần thay đổi những thói quen không tốt bằng cách:

  • Uống đủ nước (2-2,5 lít nước mỗi ngày). Không nên uống quá nhiều hoặc ít để đảm bảo bàng quang hoạt động bình thường.
  • Không nên nhịn tiểu quá lâu.
  • Bổ sung dầu cá để giảm các tình trạng viêm nhiễm.
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục thường xuyên để tránh vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang, đường tiết niệu gây viêm nhiễm.
  • Tập luyện thể dục thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe. Tránh vận động quá mạnh gây chấn thương cơ quan sinh dục, hệ tiết niệu.
  • Thay đổi chế độ ăn uống bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, trái cây,... và tránh đồ cay nóng, đồ ngọt, dầu mỡ, đồ uống có cồn, cafein.

Cải thiện tiểu buốt tiểu rắt bằng sản phẩm cao chứa trinh nữ hoàng cung

Bên cạnh các phương pháp cải thiện chứng tiểu buốt tiểu rắt kể trên, nhiều người có xu hướng sử dụng sản phẩm chứa thảo dược, đặc biệt là trinh nữ hoàng cung.

Chiết xuất từ trinh nữ hoàng cung giúp cải thiện triệu chứng tiểu buốt tiểu rắt hiệu quả

Từ lâu, trinh nữ hoàng cung được biết đến là thảo dược có tác dụng kháng u, virus, vi khuẩn và nấm, đặc biệt ở tuyến tiền liệt. Các chất chiết xuất alcaloid từ cây trinh nữ hoàng cung được chứng minh có tác dụng điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Các chất này có tác dụng làm chậm sự phát triển của khối u.

Theo một nghiên cứu cho thấy, chiết xuất của lá trinh nữ hoàng cung có tác dụng hoạt hóa tế bào lympho T in vitro và làm chậm sự phát triển của các khối u hóa chất (sarcoma) ở chuột, từ đó giúp cải thiện tình trạng u xơ.

Trên đây là những thông tin về tiểu buốt tiểu rắt mà bạn có thể tham khảo. Khi xuất hiện triệu chứng tiểu buốt tiểu rắt, hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm, phòng ngừa biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Nếu còn băn khoăn về tình trạng rối loạn tiểu tiện, hãy để lại bình luận phía dưới, đội ngũ tư vấn sẽ giải đáp giúp bạn nhanh nhất!

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/symptoms/painful-urination/basics/causes/sym-20050772

https://www.healthline.com/health/urination-painful

https://www.drugs.com/health-guide/dysuria.html

https://www.medicalnewstoday.com/articles/323105


Mua hàng online
nhận hàng tại nhà

Mua ngay
(Miễn phí)

Danh sách nhà thuốc

Tiền liệt tuyến Á Âu

Xem ngay

Bình luận