Chứng tiểu đêm gây mệt mỏi, ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống, thậm chí những biến chứng nguy hiểm cho người mắc phải. Để hạn chế những bất lợi mà chứng bệnh này gây ra, nhiều người hiện nay đã tìm đến và duy trì sử dụng thảo dược.
Tìm hiểu chung về tiểu đêm
Tiểu đêm gây ra nhiều bất lợi cho giấc ngủ của người mắc phải. Để nhận biết và chữa trị tiểu đêm hiệu quả, người mắc cần hiểu rõ hơn về định nghĩa cũng như biểu hiện của bệnh.
Tiểu đêm là bệnh gì?
Tiểu đêm hay còn gọi là chứng đa niệu về đêm, đây là một thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng đi tiểu nhiều lần vào ban đêm. Trong suốt khoảng thời gian ngủ, lượng nước tiểu được tạo ra cô đặc hơn và ít hơn. Chính vì điều này, nhiều người không cần phải thức dậy đi tiểu vào ban đêm và có thể ngủ liền mạch từ 6-8 giờ.
Ở người mắc chứng tiểu đêm, số lần thức dậy đi tiểu vào ban đêm sẽ lớn hơn 1 lần và tần suất ngày càng nhiều hơn. Do đó, chứng bệnh gây ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng giấc ngủ của người mắc phải.
Biểu hiện chứng tiểu đêm
Giống như tên gọi, chứng tiểu đêm là sự thức dậy đi tiểu tiện nhiều hơn 1 lần mỗi đêm. Một giấc ngủ liền mạch mỗi đêm sẽ kéo dài từ 6 đến 8 tiếng. Khi bị đi tiểu nhiều lần mỗi đêm thì chu kỳ giấc ngủ này sẽ bị gián đoạn. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ khiến bạn trở nên mệt mỏi và buồn ngủ hơn, ngay cả khi vừa mới thức dậy.
Tiểu đêm ở nam giới do phì đại tiền liệt tuyến
>>> Xem thêm: Rối loạn tiểu tiện ở nam giới - Triệu chứng và nguyên nhân
Nguyên nhân gây tiểu đêm
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm bao gồm cả thói quen sống và các bệnh lý. Một số tình trạng bệnh gây nên chứng tiểu đêm:
Rối loạn đường tiểu dưới
Khả năng cô đặc nước tiểu sẽ giúp cho chúng ta hạn chế được việc đi tiểu nhiều lần vào ban đêm. Tuy nhiên, khả năng này sẽ giảm dần theo độ tuổi. Ngoài ra, bệnh lý về viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới cũng có thể tác động khiến bàng quang yếu hơn, giữ nước tiểu nhiều hơn và đi tiểu đêm nhiều hơn.
Một số chứng bệnh gây ra chứng tiểu đêm như: Viêm nhiễm niệu đạo, bàng quang hoạt động quá sức, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang, sa bàng quang, sỏi bàng quang
Mất cân bằng dịch
Khi bạn uống quá nhiều nước hoặc bia rượu, bị bệnh tiểu đường, tăng canxi máu, suy thận mạn tính, suy tim sẽ khiến lượng dịch trong cơ thể mất cân bằng. Đặc biệt rượu và thức uống chứa cafein, khi uống vào sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều nước tiểu hơn. Khi uống những loại này vào ban đêm sẽ dẫn tới lợi tiểu và đi tiểu nhiều lần hơn.
Rối loạn chức năng thần kinh
Một số chứng bệnh về thần kinh có thể gây ra chứng tiểu đêm như: Hội chứng chèn ép tủy sống, chứng ngưng thở khi ngủ, Parkinson, bệnh đa xơ cứng, rối loạn thần kinh.
Bệnh phì đại tiền liệt tuyến ở nam giới
Bệnh lý về tuyến tiền liệt ở nam giới cũng có thể gây ra chứng tiểu đêm. Viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt hay u xơ tiền liệt tuyến gây tăng áp lực lên bàng quang, chèn ép bàng quang. Khi gặp phải các bệnh lý này, thành bàng quang cũng trở nên dày hơn, đồng thời phì đại sẽ khiến dòng chảy bị tắc nghẽn và gặp khó khăn trong việc tống nước tiểu ra ngoài.
Một số thuốc gây tiểu đêm
Tác động của một số thuốc như thuốc tăng huyết áp, lợi tiểu khiến người bệnh đi tiểu nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa với việc, số lần đi tiểu vào ban đêm cũng gia tăng. Các thuốc có thể kể đến như: Furosemid, Lithium,...
Sỏi thận là một trong những nguyên nhân gây chứng tiểu đêm
Ai dễ bị mắc tiểu đêm?
Tiểu đêm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính. Tuy nhiên, lứa tuổi thường gặp phải chứng bệnh này là người cao tuổi, đặc biệt là nam giới. Những người dễ gặp phải chứng tiểu đêm có thể kể đến như:
- Nam giới mắc các bệnh về tiền liệt tuyến: Viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt.
- Nữ giới đang trong thai kỳ.
- Người mắc các bệnh về đường tiết niệu: Suy thận, viêm cầu thận, viêm nhiễm đường niệu, sỏi thận, sỏi bàng quang.
- Người thường xuyên sử dụng bia, rượu, uống quá nhiều lượng nước vào buổi tối.
- Người đang sử dụng các loại thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tăng huyết áp.
Giải pháp cải thiện chứng tiểu đêm
Ở những giai đoạn đầu thì biểu hiện của chứng tiểu đêm có thể khó nhận biết. Do đó, người bệnh thường nhầm lẫn và dễ chủ quan. Nếu phát hiện những bất thường của cơ thể bạn nên đi khám ngay để có được những tư vấn thích hợp từ nhân viên y tế trong việc cải thiện bệnh. Một số phương pháp dưới đây thường được áp dụng trong việc cải thiện chứng tiểu đêm.
Sử dụng thuốc hóa dược
Phát hiện chứng tiểu đêm kịp thời và sử dụng thuốc sẽ giúp ngăn ngừa được những biến chứng mà căn bệnh này gây nên. Vậy để trị tiểu đêm uống thuốc gì?
Điều trị chứng tiểu đêm thường sử dụng các thuốc:
Thuốc kháng cholinergic: Các thuốc trong nhóm này giúp làm giảm những triệu chứng của bàng quang hoạt động quá sức - một trong những nguyên nhân gây nên chứng tiểu đêm.
Desmopressin: Đây là một loại thuốc tác động khiến thận sản xuất ít nước tiểu hơn từ đó hạn chế tiểu nhiều lần vào ban đêm.
Cải thiện tiểu đêm nhờ thảo dược
Đứng trước những nguy cơ gặp phải tác dụng không mong muốn từ các thuốc tây y, nhiều người đã chọn hướng kết hợp với thảo dược trong cải thiện chứng tiểu đêm.
Các thảo dược dành dành, trinh nữ hoàng cung, bòng bong, nụ tam thất, hoàng cầm có tác dụng rất tốt cho người bị mắc chứng tiểu đêm. Đặc biệt trinh nữ hoàng cung, nụ tam thất rất tốt đối với nam giới bị u xơ tiền liệt tuyến.
Cây dành dành: Theo Y học cổ truyền, cây dành dành có tác dụng cầm máu, thanh nhiệt cơ thể. Dược liệu này thường được dùng cho các trường hợp chảy máu cam, tiểu ra máu, tiểu đỏ, nôn ra máu, viêm gan vàng da.
Trinh nữ hoàng cung: Là loại thảo dược phổ biến với đa công dụng. Trinh nữ hoàng cung giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa, ức chế quá trình phát triển của khối u, tăng cường miễn dịch. Đặc biệt ở nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt, thảo dược này giúp ức chế quá trình phát triển của các tế bào khối u, giảm áp lực lên bàng quang. Từ đó giúp cải thiện các triệu chứng trong đó có tiểu đêm.
Bòng bong: Vị dược liệu này có tác dụng hỗ trợ trong quá trình điều trị các bệnh sỏi tiết niệu, viêm thận, viêm gan.
Hoàng cầm: Theo các nghiên cứu, thảo dược này có tác dụng lợi tiểu, điều hòa huyết áp, tăng cường chức năng mật, an thần.
Nụ tam thất: Nổi bật với tác dụng chống oxy hóa, bồi bổ cơ thể. Nụ tam thất thường được dùng cho những trường hợp cơ thể suy nhược, chảy máu, cơ thể có khối u. Đặc biệt, ở nam giới u xơ tiền liệt tuyến, thảo dược giúp hạn chế sự phát triển của khối u, giảm áp lực lên bàng quang. Qua đó, cải thiện các biểu hiện bệnh trong đó có chứng tiểu đêm.
Hiện nay, nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng sản phẩm chứa các thảo dược như: Trinh nữ hoàng cung, cây dành dành, nụ tam thất, hoàng cầm, bòng bong,... để tăng tác dụng cải thiện chứng tiểu đêm.
Thảo dược giúp cải thiện chứng tiểu đêm
Một số biện pháp khác
Những thay đổi trong thói quen sống bao gồm cả chế độ ăn rất có ích trong việc cải thiện chứng tiểu đêm. Người mắc chứng bệnh này nên thực hiện các biện pháp sau sẽ rất có ích trong việc phòng ngừa và cải thiện.
- Hạn chế lượng chất lỏng nạp vào cơ thể mỗi buổi tối, đặc biệt là đồ uống có chứa lượng cafein cao và rượu, bia.
- Uống thuốc lợi tiểu vào thời gian thích hợp. Tuân theo đúng chỉ dẫn của nhân viên y tế, uống thuốc khoảng 6 giờ trước khi đi ngủ.
- Nâng cao chân khi nằm, mang vớ nén: Việc này sẽ giúp ngăn ngừa sự tích tụ các chất lỏng.
- Tập luyện thể thao, ăn uống khoa học.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân tiểu ít - Giải pháp khắc phục an toàn, hiệu quả
Một số câu hỏi thường gặp
Tỷ lệ người mắc chứng tiểu đêm đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết đúng về chứng bệnh này. Một vài thắc mắc phổ biến của người bệnh sẽ được lý giải ngay dưới đây.
Nguyên nhân gì khiến người cao tuổi dễ mắc chứng tiểu đêm?
Ở người cao tuổi, các chức năng của cơ quan dần suy yếu. Đi cùng với đó là các bệnh lý mắc kèm như đái tháo đường, tăng huyết áp. Các bệnh mắc kèm nhiều, người bệnh phải sử dụng nhiều loại thuốc nên nguy cơ gặp chứng tiểu đêm cũng tăng thêm. Bên cạnh đó, chức năng thận suy yếu, bàng quang hoạt động kém hơn, mất ngủ về đêm và đặc biệt bệnh về tuyến tiền liệt ở nam giới cũng khiến người già dễ bị đi tiểu đêm.
Người mắc chứng tiểu đêm hay gặp phải những hệ lụy gì?
Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng hệ lụy mà chứng tiểu đêm gây ra cũng khá lớn. Người mắc chứng tiểu đêm có thể bị mất ngủ, gián đoạn giấc ngủ do phải thức dậy nhiều lần đi tiểu tiện. Ngoài ra, khi thức dậy nhiều lần vào ban đêm có thể tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ lên đến 1,5 lần. Bệnh còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của người mắc, lâu ngày dẫn đến mệt mỏi, suy nhược thần kinh.
Tiểu đêm làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ
Tiểu đêm có chữa khỏi được không?
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm. Do đó, để chữa được chứng bệnh này cần phải xác định được những nguyên nhân. Ở chứng tiểu đêm do thuốc, do lối sống, người bệnh hoàn toàn có thể cải thiện được bệnh nhờ việc điều chỉnh lại lối sống và chế độ dùng thuốc.
Ở những nguyên nhân như phì đại tuyến tiền liệt, suy thận mạn tính thì khó có thể khỏi dứt điểm. Tuy nhiên, nếu tuân theo đúng chỉ dẫn của nhân viên y tế, kết hợp với sử dụng thảo dược hỗ trợ thì khả năng cải thiện triệu chứng bệnh là có thể. Cải thiện triệu chứng bệnh sẽ làm tăng chất lượng giấc ngủ, giảm được nguy cơ gặp biến chứng.
Như vậy, chứng tiểu đêm do nhiều nguyên nhân gây ra. Nắm bắt được những nguyên tắc điều trị kết hợp sử dụng thảo dược sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình kiểm soát bệnh.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là chứng tiểu đêm, bạn vui lòng để lại bình luận hoặc số điện thoại dưới bài viết nhé!
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/sleep/excessive-urination-at-night
https://www.healthline.com/health/urination-excessive-at-night
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14510-nocturia