Dấu hiệu nhận biết viêm tiền liệt tuyến
Viêm tuyến tiền liệt được chia thành 2 thể chính là thể cấp tính và mạn tính. Mỗi thể có những dấu hiệu nhận biết điển hình như sau:
Triệu chứng viêm tiền liệt tuyến thể cấp tính
Viêm tuyến tiền liệt thể cấp tính dù chiếm tỷ lệ ít, nhưng nếu không được cấp cứu kịp thời, sẽ đe dọa tới tính mạng. Các triệu chứng thường gặp là:
- Đau vùng bụng dưới, xung quanh dương vật, tinh hoàn, hậu môn, đau lan ra sau lưng dưới.
- Đau khi đi tiểu, tăng số lần buồn tiểu, hay tiểu đêm (2-4 lần một đêm), có thể xuất hiện máu trong nước tiểu, đau khi xuất tinh.
- Khó tiểu, nước tiểu tích tụ nhiều trong bàng quang.
- Mệt mỏi, đau nhức mình mẩy, sốt, rét run.
Hãy đến bác sĩ ngay nếu bạn bị những dấu hiệu trên.
Triệu chứng viêm tuyến tiền liệt mạn tính
Ở thể mạn tính, các triệu chứng viêm tuyến tiền liệt sau đây sẽ xuất hiện trong ít nhất 3 tháng:
- Đau tại vùng dương vật, tinh hoàn, hậu môn, đau bụng dưới, lưng dưới.
- Đau khi đi tiểu, thường xuyên buồn tiểu, muốn tiểu gấp, tiểu đêm nhiều.
- Lượng nước tiểu ít, tia tiểu yếu, có thể có máu trong tinh dịch.
- Gặp nhiều vấn đề trong đời sống tình dục như: Đau khi xuất tinh, đau vùng chậu sau khi quan hệ, rối loạn cương dương.
- Khi khám trực tràng, thấy tuyến tiền liệt mở rộng hoặc mềm.
Triệu chứng viêm tiền liệt tuyến mạn tính mặc dù không diễn ra rầm rộ như thể cấp tính, nhưng kéo dài, gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
Các dấu hiệu đặc trưng cho bệnh lý viêm tuyến tiền liệt
Nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt
Bệnh có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, phổ biến nhất là từ 30 đến 50 tuổi. Viêm tiền liệt tuyến gồm nhiều loại, mỗi loại lại gây ra bởi các căn nguyên khác nhau như:
- Vi khuẩn: Là tác nhân hàng đầu gây viêm tuyến tiền liệt cấp tính. Các vi khuẩn hay gặp như: E.Coli, Chlamydia, vi khuẩn gây bệnh giang mai, bệnh lậu,... Các vi khuẩn này có thể xâm nhập qua đường tiết niệu, trong các cuộc phẫu thuật sỏi, bàng quang và gây viêm nhiễm.
- Sung huyết, giãn nở tuyến tiền liệt do chấn thương, quan hệ tình dục quá mức.
- Một số nguyên nhân khác: Bệnh tự miễn, chèn ép tăng áp lực lên tuyến tiền liệt.
Qua các tác nhân trên, có thể thấy nguy cơ bị viêm tuyến tiền liệt tăng cao ở một số đối tượng sau:
- Bị nhiễm trùng đường tiết niệu (bàng quang, thận, niệu quản, đường niệu).
- Bị các nhiễm trùng đường tình dục, HIV/AIDS, người quan hệ tình dục không lành mạnh: Không dùng biện pháp an toàn, nhiều bạn tình, quan hệ quá số lần bình thường trong một thời gian ngắn.
- Người bệnh đang đặt ống thông tiết niệu, dùng thủ thuật sinh thiết tuyến tiền liệt.
- Người từng mắc bệnh từ trước, người bị hội chứng ruột kích thích.
- Người ngồi nhiều, vùng tiền liệt tuyến bị chèn ép.
Cách điều trị viêm tiền liệt tuyến hiện nay
Viêm tuyến tiền liệt có hai cách chữa trị chính là biện pháp không dùng thuốc và uống thuốc tây.
Các biện pháp cải thiện bệnh không cần dùng thuốc bao gồm:
- Ngâm vùng hậu môn hoặc tắm trong nước muối ấm giúp giãn cơ vùng chậu, từ đó giúp cải thiện triệu chứng đau tại vùng bụng, lưng và chứng tiểu đau buốt do viêm tiền liệt tuyến gây ra.
- Thảo dược hỗ trợ giảm đau: Trinh nữ hoàng cung, tam thất, dành dành,... là các dược liệu quý, có nhiều lợi ích cho người bị viêm tiền liệt tuyến. Sử dụng sản phẩm chứa những dược liệu này giúp đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh viêm tiền liệt tuyến như: Ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm, làm giảm đau, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Đi bộ, thực hiện các bài tập giãn cơ, tăng cường thể lực, yoga, kegel,... giúp giảm các cơn đau mỏi vùng bụng, lưng dưới và chứng đau buốt khi đi tiểu. Nhưng cần tránh những bài tập làm tăng áp lực vùng cơ sàn chậu như đạp xe, nâng tạ.
- Vật lý trị liệu giúp tăng cường hoạt động của các cơ sàn chậu. Đồng thời, khi vận động các cơ tại những vùng lưng, bụng dưới cũng được thư giãn, tránh sự co thắt và giúp giảm đau.
Điều trị viêm tuyến tiền liệt theo tây y
Căn cứ vào thể bệnh viêm tuyến tiền liệt cấp tính hay mạn tính mà lựa chọn các thuốc điều trị phù hợp. Thường dùng là thuốc kháng sinh, giảm đau.
Điều trị thể cấp tính
Với các trường hợp viêm tuyến tiền liệt triệu chứng nặng, xuất hiện đột ngột, các bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc sau:
- Nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm: Ibuprofen, diclofenac, meloxicam, celecoxib, paracetamol,...
- Thuốc kháng sinh: Giúp tiêu diệt vi khuẩn, một đợt điều trị thường từ 2 đến 4 tuần như: Penicillin, cefuroxim, cephalexin,...
Điều trị thể mạn tính
Do các triệu chứng khá giống với thể cấp tính, chỉ khác ở mức độ nên nhiều thuốc điều trị cho thể mạn tính giống với thể cấp tính bao gồm kháng sinh và giảm đau. Ngoài ra, còn thêm các thuốc khác như:
- Thuốc giãn cơ cổ bàng quang: Thuốc chẹn alpha adrenergic, dành cho người bệnh tiểu khó (terazosin, alfuzosin,...).
- Thuốc giảm hormon tiền liệt tuyến: Finasteride, dutasteride,...
Điều trị viêm tuyến tiền liệt bằng các thuốc tây không nên dùng kéo dài vì có nhiều tác dụng phụ
>>> XEM THÊM: Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh sau mổ tuyến tiền liệt.
Cách phòng ngừa bệnh lý viêm tiền liệt tuyến
Tiền liệt tuyến dễ bị viêm nhiễm bởi nhiều yếu tố, do đó, hãy lưu ý các điểm dưới đây để ngừa bệnh tốt nhất:
- Sớm chữa trị các bệnh nhiễm trùng tiết niệu, tránh vi khuẩn xâm nhập tới tiền liệt tuyến.
- Ngay khi gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ như đau vùng chậu, tiểu buốt, tiểu rắt bạn nên đến khám bác sĩ ngay, trước khi bệnh nặng thêm.
- Luôn vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, đều đặn hàng ngày, trước và sau khi quan hệ.
- Không ngồi quá lâu, có thể kê đệm mềm để giảm áp lực lên tiền liệt tuyến.
- Uống đủ nước, vận động cơ thể thường xuyên, không nhịn tiểu.
- Hạn chế các chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá và đồ ăn cay nóng. Nên ăn nhiều trái cây và rau củ, tăng cường sức đề kháng, giảm viêm nhiễm.
Thảo dược hỗ trợ điều trị viêm tiền liệt tuyến
Bên cạnh thuốc tây y, ngày nay, nhiều chuyên gia đã chỉ ra hiệu quả của các thảo dược trong việc cải thiện viêm tuyến tiền liệt.
Trinh nữ hoàng cung, dành dành, tam thất, bòng bong,... là những dược liệu thiên nhiên rất tốt cho người bị viêm tiền liệt tuyến. Cụ thể, sử dụng sản phẩm có sự kết hợp của các vị thảo dược này, sẽ hỗ trợ giảm các triệu chứng hay buồn tiểu, tiểu đêm, tiểu khó, tia nước tiểu yếu,...
Đặc biệt, trinh nữ hoàng cung đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng trên các bệnh lý tiền liệt tuyến. Với viêm tuyến tiền liệt, một nghiên cứu trên Pubmed đã chỉ ra trinh nữ hoàng cung có khả năng diệt khuẩn, ngừa viêm nhiễm tuyến tiền liệt hiệu quả. Bởi vậy, rất nhiều công ty dược phẩm đã lựa chọn trinh nữ hoàng cung làm thành phần chính để bào chế ra các sản phẩm từ thiên nhiên giúp cải thiện triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt,... do viêm tuyến tiền liệt hiệu quả, an toàn.
Trinh nữ hoàng cung - Thảo dược tốt cho người bị viêm tiền liệt tuyến
>>> XEM THÊM: Bệnh u xơ tiền liệt tuyến và cách cải thiện nhờ thảo dược.
Tiền liệt tuyến cấp tính và mạn tính đều có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn trạng. Bởi vậy, việc nắm rõ các dấu hiệu bệnh, để kịp thời phát hiện và điều trị triệt để, giảm nguy cơ biến chứng là vô cùng cần thiết. Hy vọng những thông tin bài viết chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như cách xử trí hiệu quả, an toàn. Hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì về bệnh viêm tuyến tiền liệt, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết!
Tài liệu tham khảo
https://www.nhs.uk/conditions/prostatitis/
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15319-prostatitis
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/prostatitis/symptoms-causes/syc-20355766